Tại Việt Nam hiện nay, việc nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ đang trở thành một xu hướng phổ biến rộng rãi. Sử dụng vật liệu nhẹ cho nâng tầng giúp tối ưu hóa không gian sống trong căn nhà hiện có mà không gây quá tải trọng lên kết cấu sẵn có.
Thay thế cho phương pháp xây dựng truyền thống có nhiều điểm hạn chế, thì nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ đang trở thành một giải pháp tiện ích và hấp dẫn tại Việt Nam. Không chỉ mang lại lợi ích về chi phí, thời gian mà còn tạo ra không gian sống linh hoạt và thiết kế độc đáo, nhất là được ứng dụng nhiều cho các hạng mục làm thêm phòng trên sân thượng của căn nhà.
Hãy cùng BCD House tìm hiểu về vật liệu nhẹ là gì? Tại sao nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ lại trở nên ưa chuộng nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.
Vật liệu nhẹ là gì?
Vật liệu nhẹ là các loại vật liệu có khối lượng nhỏ hơn so với các vật liệu truyền thống như cát, đá, xi măng. Đặc điểm chung của vật liệu nhẹ là chúng có trọng lượng thấp và thường được thiết kế để đáp ứng cho các công trình có yêu cầu cao về giảm tải trọng, cách nhiệt, cách âm, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
Thế nào là nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ?
Nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ là quá trình xây dựng hoặc gia cố một tầng mới trên căn nhà hiện có bằng cách sử dụng các vật liệu nhẹ thay vì vật liệu truyền thống như gạch, bê tông cốt thép.
Việc nâng tầng bằng vật liệu nhẹ được áp dụng để mở rộng không gian sống mà không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc và móng của căn nhà.
Các loại vật liệu nhẹ được sử dụng rộng rãi để nâng tầng nhà hiện nay
Vật liệu nhẹ làm tường
Kết cấu tường ngoài, vách ngăn khi nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ có các loại phổ biến như:
- Tấm Panel: có cấu tạo 3 lớp cách nhiệt (2 lớp tôn bên ngoài + lớp giữa cách nhiệt) có khả năng chống nóng, cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đây là vật liệu sử dụng rộng rãi bậc nhất hiện nay, được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và tính thẩm mỹ.
- Tấm bê tông nhẹ ALC, EPS: các loại vật liệu này cũng được dùng trong xây dựng lắp ghép để làm tường, vách ngăn.
Vật liệu nhẹ làm sàn
Làm sàn đối với vật liệu nhẹ được chia ra 2 loại:
- Vật liệu nhẹ làm sàn nhà kết cấu thô: bao gồm các loại tấm bê tông nhẹ Cemboard, ALC hoặc EPS được sử dụng cho hệ sàn nhẹ lắp ghép. Các tấm bê tông nhẹ được gia cường bằng lưới cốt thép có khả năng chịu lực, chống va đập cao. Được liên kết hoàn toàn bằng phương pháp lắp ghép, phù hợp dùng để thi công làm sàn bê tông nhẹ.
- Vật liệu nhẹ làm sàn nhà hoàn thiện: thay vì sử dụng các loại gạch men, đá có tỷ trọng nặng để làm sàn nhà như truyền thống thì các vật liệu nhẹ để hoàn thiện phía trên bề mặt sàn nhà của kiểu nhà lắp ghép lại có tỷ trọng nhẹ, dễ dàng thi công và có nhiều kiểu dáng bắt mắt, tính thẩm mỹ cao như sàn nhựa giả gỗ, tấm trải sàn vinyl,… đều được ưa chuộng phổ biến.
Vật liệu nhẹ làm trần nhà
Vật liệu nhẹ làm trần nhà được chia làm 2 loại:
- Vật liệu nhẹ làm trần nhà xây thô: vật liệu làm trần sử dụng phổ biến trong làm nhà lắp ghép được kể đến là tôn lạnh hoặc tôn cách nhiệt 3 lớp có khả năng chống nóng, ổn định nhiệt độ bên trong hiệu quả.
- Vật liệu nhẹ làm trần nhà hoàn thiện: các vật liệu nhẹ để làm trần hoàn thiện như tấm thạch cao, tấm Cemboard có trọng lượng nhẹ và dễ dàng thi công. Bề mặt sau khi hoàn thiện bằng phẳng, độ bền cao và đem lại tính thẩm mỹ, sang trọng cho căn nhà.
Vật liệu nhẹ làm mái nhà
Để làm mái nhà bằng vật liệu nhẹ, thông thường sẽ sử dụng các vật liệu như tôn giả ngói, tôn lạnh đảm bảo đầy đủ về trọng lượng nhẹ, có tính năng cách nhiệt, chống nóng hiệu quả. Bên cạnh đó, nâng cao tính thẩm mỹ và hiện đại cho căn nhà với nhiều kiểu dáng, đa dạng mẫu mã để lựa chọn.
Lợi ích của việc nâng tầng bằng vật liệu nhẹ
Công nghệ mới nâng nhà lên cao bằng vật liệu nhẹ đem lại nhiều lợi ích thiết thực khi sử dụng hệ khung thép kết hợp với các vật liệu nhẹ để nâng tầng.
Giảm tải trọng công trình
Các vật liệu nhẹ có trọng lượng nhẹ giúp cho việc thi công trong hạng mục nâng tầng giảm thiểu tải trọng lên cấu trúc nhà sẵn có, đảm bảo an toàn về sức chịu của nền móng cũ khi nâng tầng. Từ đó, không gây áp lực nhiều lên nền móng, đem đến tính ổn định và bền vững cho toàn bộ kết cấu của căn nhà.
Tiết kiệm thời gian và công sức
Vật liệu nhẹ được thiết kế và sản xuất sẵn tại nhà máy theo kích thước và hình dạng tiêu chuẩn. Hệ thống liên kết bằng bu lông, ốc vít đơn giản, giúp quá trình xây dựng nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc sử dụng vật liệu truyền thống, tiết kiệm được thời gian và công sức cần thiết.
Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng
Giá thành của các vât liệu nhẹ thấp hơn so với vật liệu xây dựng truyền thống gạch, cát, bê tông. Bên cạnh đó, thi công bằng vật liệu nhẹ đơn giản nên yêu cầu ít nhân công hơn, tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh không cần thiết.
Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy hiệu quả
Ngoài đặc tính có tỷ trọng nhẹ, vật liệu nhẹ còn có các khả năng cách nhiệt, chống nóng hiệu quả. Đặc biệt là tấm Panel cách nhiệt Rockwool 3 lớp có tính năng chống nóng, chống cháy cao, đảm bảo không gian bên trong không bị hầm nóng vào mùa hè, đem lại sự an tâm, an toàn tuyệt đối và không gian sống thoáng mát, dễ chịu.
Độ bền cao
Được sản xuất sẵn tại nhà máy theo tiêu chuẩn nên các vật liệu nhẹ có độ bền cao. Kết hợp với khung thép chắc chắn, chịu lực tốt giúp cho công trình nâng tầng đạt chất lượng, bền bỉ chống chọi trước các yếu tố khí hậu khắc nghiệt.
Ứng dụng nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ phổ biến ở Việt Nam
Làm thêm phòng trên sân thượng bằng vật liệu nhẹ
Nhu cầu muốn cơi nới, mở rộng không gian nơi ở đang trở thành xu hướng hiện nay, đặc biệt là ở các khu vực thành phố lớn khi có diện tích đất bị hạn hẹp. Sử dụng các vật liệu nhẹ để thi công như dùng bê tông nhẹ Cemboard để làm trần, sàn, tấm Panel để làm tường, vách kết hợp với hệ khung thép giúp giảm thiểu được tỷ trọng công trình lên cấu trúc nhà có sẵn, chi phí thấp, thời gian thi công nhanh chóng và thủ tục pháp lý đơn giản, dễ dàng.
Xây nhà 2 tầng bằng vật liệu nhẹ Panel và khung thép tiền chế
Nhà lắp ghép 2 tầng bằng các tấm Panel dựa trên hệ thống khung thép chịu lực chắc chắn là kiểu nhà đang được ưa chuộng rộng rãi hiện nay. Với kết cấu bằng tấm Panel cách nhiệt làm các phần tường, vách ngăn giúp chống nóng, cách âm, chống cháy tốt, tạo ra không gian sống thoáng mát, dễ chịu.
Ngoài ra, hệ thống khung thép chắc chắn đảm bảo căn nhà có độ bền, tính ổn định cao, tăng tuổi thọ lên đến 50 năm. Việc xây dựng bằng vật liệu nhẹ có ưu điểm lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm tối đa chi phí so với xây dựng kiểu truyền thống. Đặc tính dễ lắp đặt, cơi nới, độ vượt nhịp cao nên rất phù hợp cho việc nâng tầng mà không gây ảnh hưởng đến công trình đã có sẵn.
Nhà lắp ghép toàn phần bằng vật liệu nhẹ
Xây nhà lắp ghép sử dụng hoàn toàn bằng vật liệu nhẹ cho căn nhà với các bộ phận cột, dầm, tường, sàn đều được thi công theo cách lắp ghép từ những vật liệu đúc sẵn. Quá trình thi công đơn giản nhờ các công nghệ tiên tiến, liên kết với nhau bằng hệ thống bu lông, ốc vít giúp thời gian thi công cũng được rút ngắn, chi phí xây nhà thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian sống trong các căn nhà sẵn có mà không cần thực hiện xây dựng mới. Đặc biệt, lựa chọn vật liệu nhẹ phù hợp và thiết kế hợp lý sẽ mang đến chất lượng môi trường sống cao, đem lại nhiều lợi ích về chi phí, thời gian và cải biến, nâng tầm giá trị cho căn nhà của bạn.