6 điểm cần lưu ý khi xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Quy trình thi công xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Trong những năm gần đây, xu hướng xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã phổ biến và được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Song đó, đại đa số người vẫn còn những hoài nghi về chất lượng cũng như chưa có kinh nghiệm trong quá trình thi công nhà lắp ghép.

BCD House sẽ đưa ra một vài lưu ý cần quan tâm khi xây dựng nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ qua bài viết này.

Thế nào là xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ?

Khác với kiểu xây nhà bê tông cốt thép truyền thống, nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ là sử dụng hệ khung thép đã được đúc sẵn theo kích thước thống nhất của khách hàng và đơn vị thi công với sàn bê tông siêu nhẹ thay thế cho các đổ cột, trần bê tông theo cách truyền thống.

Bê tông siêu nhẹ là loại bê tông được chế tạo từ công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép hiện đại dựa trên phát minh của một kiến trúc sư người Thuỵ Điển. Thành phần chủ yếu để chế tạo ra là đá, ngoài ra còn có xi măng, cát, nước tạo thành các bọt khí. Bọt khí làm cho các đá bên trong thối rữa tạo nên các lỗ nhỏ li ti dạng tổ ong. Các lỗ được kết nối bằng bê tông xi măng có thể nổi trên mặt nước, do đó khối lượng của bê tông rất nhẹ còn được gọi khác là bê tông siêu nhẹ.

Khối bê tông nhẹ đạt tỷ trọng khoảng 350kg/m3, cùng với các chế tạo đặc biệt thì cường độ khá cao (40Mpa) và có thể cao hơn khi kết hợp với loại vữa xây dựng chuyên dụng, từ đó làm giảm nhẹ đi tải trọng của công trình rất nhiều.

Hai loại bê tông nhẹ phổ biến được sử dụng để xây dựng nhà lắp ghép

Tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard

Tấm Cemboard là một trong những tấm bê tông nhẹ được đúc sẵn theo kích thước, độ dày tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất làm ra, vật liệu làm nên không độc hại, hoàn toàn tự nhiên được làm từ xi măng kết hợp với cát siêu mịn, sợi cellulose, ép ở cường độ cao hấp trong lò nhiệt trong 48 tiếng.

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ Cemboard
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ Cemboard

 

  • Kích thước: 1220mm x 2440mm = 2,97m2/tấm.
  • Độ dày đa dạng: 4,5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm, 12mm, 16mm, 18mm, 20m.

Ưu điểm của bê tông nhẹ Cemboard

  • Thi công nhanh.
  • Khả năng chịu lực, chịu nước tốt tương đương với sàn và tường bê tông truyền thống.
  • Chống cháy, cách âm tốt: làm từ vật liệu không bắt lửa được 550ºC trong 2 tiếng nên rất phù hợp đối với mô hình nhà lắp ghép kho, xưởng sản xuất.

Nhược điểm của bê tông nhẹ Cemboard

  • Làm sàn bằng tấm bê tông Cemboard khi bước lên đi sẽ gây ra tiếng kêu do sàn chịu lực chỉ có độ dày 16mm – 20mm rất mỏng.
  • Hay xảy ra hiện tượng nứt ở giữa mối ghép 2 tấm do không đồng nhất về vật liệu giữa tấm bê tông và hệ khung sắt.

Tuổi thọ của tấm bê tông nhẹ Cemboard: độ bền so với các vật liệu xây dựng khác thì không thua kém lên đến 50 năm.

Các loại tấm bê tông nhẹ Cemboard trên thị trường hiện nay với nhiều thương hiệu khác nhau như:

  • Tấm bê tông Duraflex do Pháp sản xuất.
  • Tấm Uco Malaysia.
  • Tấm Smartboard và Sheraboard do Thái Lan sản xuất.

Tấm bê tông khí chưng áp ALC

Bê tông khí chưng áp ALC (còn được gọi là tấm bê tông đúc sẵn ALC) được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp AAC theo công nghệ hiện đại của Đức, gồm các vật liệu đá nghiền mịn kết hợp với xi măng, vôi, thạch cao, hợp chất nhôm và nước, tấm có trọng lượng siêu nhẹ và có độ bền cao.

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chứng áp ALC
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chứng áp ALC
  • Trọng lượng của tấm bê tông nhẹ từ 500 ~ 800 kg/m3 là trọng lượng nhẹ nhất đối với các loại bê tông đúc sẵn và được sản xuất với khổ panel kích thước lớn.
  • Độ dài: 1200 – 4800mm.
  • Độ dày: 100mm, 150mm, 200mm.
  • Độ cao: 600mm.
  • Kết cấu: được cấu tạo từ lõi thép.

Ưu điểm của tấm bê tông khí chưng áp ALC

Độ bền cao: áp dụng công nghệ thông minh hiện đại khí chưng áp nên các thành phần cấu tạo đạt được một kết cấu vô cùng vững chắc, bền vững theo thời gian.

Chịu lực cao: đặc biệt bổ sung lưới thép gia cường hai lớp bên trong tăng cao khả năng chịu lực, chịu cắt cao nhất trong các loại vật liệu có dạng xốp.

Cách âm tốt: Nhờ vào kết cấu bọt khí chiếm 80% toàn bộ kết cấu bên trong viên gạch nên có cách tản âm tự nhiên.

Độ chống cháy tốt: đạt tiêu chuẩn chống cháy cao nhất hiện nay (tiêu chuẩn chống cháy I180 và E240 được chứng nhận từ cơ quan PCCC).

Dễ dàng di chuyển: do có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/4 trọng lượng gạch thông thường nên dễ dàng vận chuyển và thi công.

An toàn môi trường: đây là vật liệu xanh, không gây độc hại, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của tấm bê tông khí chưng áp ALC

  • Tấm bê tông khí chưng áp này được sản xuất ra với khổ kích thước lớn nên sẽ bất tiện nếu dựng tường, sàn với diện tích nhỏ, lẻ thì cần phải cắt máy hoặc cắt tay để phù hợp với kích thước cần sử dụng.
  • Tấm bê tông khí chưng áp có đặc tính là nhẹ nên khó có thể treo các vật nặng lên tường như ti vi lớn, tủ bếp. Vì vậy khi thi công nên bổ sung thêm cốt thép ở vị trí cần treo các vật nặng.

Chi phí xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ 

So với xây nhà theo truyền thống, thì trường hợp làm nhà khung thép kết hợp với tấm bê tông nhẹ Cembroad hay bê tông khí chưng áp ALC sẽ có chi phí rẻ hơn rất nhiều khoảng 20%.

Các công trình được ứng dụng khi xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Nhờ những ưu điểm nổi bật của nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ như thời gian thi công nhanh, vật liệu nhẹ, tiết kiệm chi phí hiệu quả cũng như thiết kế hiện đại độc đáo, dễ dàng di chuyển nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, độ bền cao nên được ứng dụng rất rộng rãi ở các lĩnh vực đời sống:

  • Nhà lắp ghép trong lĩnh vực công nghiệp: nhà máy, nhà xưởng, kho sản xuất, kho lạnh, văn phòng, cabin chốt bảo vệ, nhà giữ xe…
  • Nhà lắp ghép trong lĩnh vục dân dụng: nhà ở, nhà trọ, nhà ở cho công nhân, người lao động.
  • Nhà lắp ghép trong lĩnh vực thương mại: quán cà phê, cửa hàng tạp hoá, các khu du lịch nghỉ dưỡng resort, homestay.
  • Nhà lắp ghép trong lĩnh vực quân sự, y tế, trường học: doanh trại, lều trại quân đội ở khu vực rừng núi, bệnh viện dã chiến, trạm y. tế ở vùng sâu vùng xa, trường học của hội từ thiện cho các vùng núi cao gặp nhiều khó khăn.

6 lưu ý khi xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Xem xét kỹ lưỡng mục đích sử dụng

Xem xét kỹ lưỡng mục đích xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ
Xem xét kỹ lưỡng mục đích xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng nhà lắp ghép như thế nào (dùng cho hoạt động sản xuất hay nhà ở), từ đó cần bao nhiêu diện tích thi công xây dựng nhà lắp ghép để đưa ra một bản thiết kế mô hình nhà lắp ghép một cách hợp lý, phù hợp với tài chính hiện có của mỗi cá nhân.

Từ đó tuỳ vào từng mô hình nhà lắp ghép mà lựa chọn ra cách thiết kế cũng như cài đặt hệ thống thiết bị đi cùng cho phù hợp cũng không kém phần quan trọng.

  • Nếu là thi công nhà lắp ghép theo mô hình nhà xưởng, kho thì cần lắp đặt hệ thống máy lạnh hoặc lò sưởi để đảm bảo được nhiệt độ ở mức phù hợp
  • Nếu là nhà ở dân dụng thì cần xác định kỹ quy mô, số lượng phòng ốc cũng như công năng của nó đem lại.

Khi đã xác định được rõ mô hình nhà lắp ghép cần được xây dựng thì sẽ có được các giải pháp thiết kế tối ưu cũng như lắp dựng tốt nhất, nhằm tiết kiệm và làm giảm chi phí một cách đáng kể.

Tìm hiểu rõ vị trí và cách thức xây dựng

Quá trình hoàn thiện ngôi nhà đang được gấp rút đúng tiến độ bàn giao cho khách hàng
Nắm rõ vị trí, cách thức xây dựng nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Mặc dù mô hình nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ có ưu điểm nổi bật là thi công nhanh chóng nhưng cần phải tìm hiểu kỹ, khảo sát, đánh giá kỹ mặt bằng sẽ lắp đặt cho công trình, các yếu tố có thể tác động đến công trình để đưa ra các phương án khắc phục nhằm làm giảm nguy cơ rủi ro của công trình khi đưa vào hoạt động

Điển hình là mặt nền của một mô hình nhà lắp ghép là rất quan trọng, vì nó là phần phải chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của cơ cấu hệ thống thiết bị. Nên khi thi công nhà lắp ghép, đơn vị thi công cần sơn một lớp sơn có độ bền và độ dày, tránh để bề mặt nền bị hoá chất ăn mòn, thấm nước, phải đảm bảo có độ vững chắc nhất theo đó là dễ lau chùi và dọn dẹp.

Chi phí xây dựng nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Không thể bàn cãi nữa về mức chi phí bỏ ra để xây dựng nhà lắp ghép là rẻ hơn rất nhiều so với xây nhà kiểu truyền thống nhưng không phải thế mà không cân nhắc đến phương án tiết kiệm nhất để tránh lãng phí nguồn tài chính không cần thiết.

Với từng mục đích sử dụng, bạn hãy chủ động trong lên kế hoạch (chọn mô hình xây dựng, hệ thống thiết bị, máy móc..) và hãy đảm bảo rằng bạn phân bổ ngân sách sao cho hợp lý nhất có thể.

Lựa chọn thiết kế, xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Lựa chọn thiết kế xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ
Lựa chọn thiết kế xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng thiết kế độc đáo, đa dạng, mới mẻ theo xu hướng văn hoá phong cách kiểu Âu, Nhật. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và trao đổi với đơn vị thi công mà bạn lựa chọn để đưa ra một bản thiêt kế phù hợp nhất với mục đích xây dựng của mỗi cá nhân.

Trình tự quy trình thi công nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Quy trình thi công xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ
Quy trình thi công xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Bước 1: Thi công xây dựng hệ thống phần nền móng.

Bước 2: Lắp dựng hệ khung thép tiền chế đã được đúc sẵn theo kích thước thiết kế và lắp đặt bu lông móng để liên kết phần móng và khung thép.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống mái nhà, tường, vách vào khung thép đã định hình một cách chắc chắn.

Bước 4: Lắp ráp hệ thống cửa chính, cửa sổ vào khuôn.

Bước 5: Lát nền bằng cách lát lớp bê tông nhẹ sau đó lát gạch hoặc gỗ lên sàn nhà và tạo góc nghiêng từ 3 đến 10 độ để nền có độ thoát nước tốt hơn.

Bước 6: Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió, máng thoát nước, nội thất..

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu công trình để đảm bảo độ chắc chắn, chất lượng thi công của ngôi nhà.

Nên kiểm tra kỹ mái nhà có bị gỉ, thấm nước, tường vách có bị kẽ nứt hay kín gió, sàn nhà có bị ẩm mốc hay không. Dựa vào thời tiết nắng, mưa kiểm tra khả năng chống nhiệt, cách âm hay bị dột của căn nhà để dựa vào đó yêu cầu đơn vị thi công tiến hành sữa chữa kịp thời.

Một điểm cần lưu ý khi sử dụng nhà lắp ghép là hạn chế sử dụng các vật có đầu nhọn hoặc tác động với một lực lớn vào tường, vách ngăn của ngôi nhà.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Việc lựa chọn một đơn vị thi công nhà lắp ghép là hết sức quan trọng, bởi không phải bất kỳ đơn vị cung cấp và thi công nào cũng giống nhau. Bạn nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn ra đơn vị thi công tốt và uy tín, có đầy đủ chuyên môn kỹ thuật cao không chỉ đem đến cho bạn một căn nhà lắp ghép chất lượng đúng theo ý muốn mà bằng những kinh nghiệm của mỗi đơn vị tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu được các chi phí không cần thiết ở mức tối đa.

Đơn vị chuyên cung cấp thi công nhà lắp ghép bậc nhất tại TP. HCM

Công ty Cổ phần BCD House là một công ty chuyên cung cấp và thi công các dòng sản phẩm nhà lắp ghép, nhà container hiện đại cao cấp, chất lượng mà vẫn đảm bảo giá cả phù hợp – một trong những cái tên hàng đầu trong thị trường thi công nhà lắp ghép hiện nay tại khu vực phía Nam TP. HCM

Sản phẩm của BCD House được các đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên môn cao, tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận tỉ mỉ từng chi tiết trong khâu kĩ thuật với các cấu kiện như dầm, cột, tấm panel… sau đó sản xuất theo từng module và sản xuất trực tiếp tại nhà máy.

Cộng theo những vật liệu chọn làm nhà của BCD House cũng vô cùng khắc khe đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm, chống gỉ. Tất cả là BCD House mong muốn mang đến cho khách hàng một không gian sống theo xu hướng hiện đại và độc đáo, giúp khách hàng tận hưởng và trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất.

Kết hợp với những điều này, BCD House chúng tôi luôn có chính sách bán hàng bảo hành từ 10 – 20 năm trong thời gian sử dụng. Đặc biệt, đối với Quý khách hàng thân thiết luôn tin tưởng đồng hành cùng BCD House sẽ luôn hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu di dời vị trí hoặc mở rộng quy mô công trình với mức giá ưu đãi hợp lý.

Tổng kết

Nhà lắp ghép hiện nay đã quá quen thuộc và phổ biến hầu hết ở thị trường Việt Nam nói riêng, nhưng làm thế nào để hiểu rõ được quy trình hoặc các thành phần cấu tạo nên một ngôi nhà lắp ghép hiện đại đi kèm với chất lượng thì vẫn còn phải cân nhắc, xem xét thật kỹ lưỡng để có thể lựa chọn một cách phù hợp theo từng cá nhân.

Qua bài viết này, BCD House đã giúp các bạn tổng quan về các vấn đề cần quan tâm, lưu ý khi xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ. Hy vọng sẽ đem tới cho các bạn những giải pháp cũng như quyết định phù hợp trước khi lựa chọn và thi công nhà lắp ghép của mình một cách tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “6 điểm cần lưu ý khi xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

  1. Pingback: Nhà lắp ghép 140 triệu - Giải pháp xây nhà tiết kiệm 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *