Ở Việt Nam, đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên đất đai. Trên thực tế, có nhiều cá nhân, chủ gia đình khổ sở vì có đất nhưng không thể xây cất được nhà ở là vì đất nông nghiệp, hay vì không có điều kiện nên phải rơi vào tình cảnh mua đất nông nghiệp để ở, chỉ dám dựng lên những “túp lều” tạm bợ, phía trên che mấy tấm tôn, bốn bức tường cũng bằng tôn nóng hầm hập.
BCD House sẽ đưa ra các giải pháp có thể xây nhà trên đất nông nghiệp để các bạn có thể hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Đất nông nghiệp là gì?
Định nghĩa về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một trong những loại đất thuộc quyền của Nhà nước được cấp cho người dân với mục đích sử dụng đất là phục vụ nhu cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghiên cứu, cung ứng các sản phẩm cho các ngành công nghiệp vầ dịch vụ.
Các loại đất nông nghiệp trong quy định Pháp luật
Theo điều 10 của Luật đất đai năm 2013 quy định có 3 nhóm đất hiện nay:
- Nhóm đất nông nghiệp
- Nhóm đất phi nông nghiệp
- Nhóm đất chưa sử dụng
Riêng về nhóm đất nông nghiệp được phân ra 8 loại đất nông nghiệp sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác bao gồm đất để xây dựng nhà kính và phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả không nuôi trồng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho mục đích nghiên cứu thí nghiệm, học tập; đất ươm tạo con giống, cây giống để phục vụ nông nghiệp và đất trồng hoa, cây cảnh.
Các nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật pháp
Trong Luật đất đai 2013, theo điều 6 có các nội dung nguyên tắc sử dụng đất như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chín đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp:
– Nhà nước đã có quy định về việc tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mục sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
– Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tuỳ tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt ra sao?
Theo Luật đất đai 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất trên đất nông nghiệp phải xin phép các Cơ quan chức năng Nhà nước. Hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà chưa có sự cho phép của Cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 8/NĐ-CP quy định sẽ phạt tiền.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trái phép dưới 0,5 héc ta.
- Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 héc ta.
- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trái phép từ 3 héc ta trở lên.
Ngoài ra, bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định này cũng quy định những giải pháp khắc phục hậu quả, phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất như ban đầu trước khi sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về nguyên tắc sử dụng đất trên đất nông nghiệp.
Xây “nhà tạm” trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?
Theo điều 10 Luật đất đai năm 2013 thì dù là xây nhà kho hay là nhà tạm trên đất nông nghiệp cũng được xem là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng trên đất nông nghiệp, trái với quy định của Pháp luật đất đai, vi phạm nguyên tắc sử dụng trên đất nông nghiệp. Để có thể xây dựng được nhà tạm, phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho phần đất định xây dựng nhà tạm tại UBND cấp huyện ở nơi đó.
Giải pháp có thể làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Mô hình nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Khi nhắc đến nhà lắp ghép trong các lĩnh vực kinh doanh, du lịch, giải trí thì cũng không còn quá xa lạ và thậm chí là rất phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp thì vẫn còn khá mới mẻ trong thi công xây dựng đặc biệt là thực hiện thi công trên đất nông nghiệp.
Nhà lắp ghép hay còn được gọi là nhà vật liệu nhẹ, được xây dựng bằng những vật liệu nhẹ như bằng các tấm panel. Dựa trên các khung thép được sản xuất sẵn tại nhà máy, các tấm này sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành một căn nhà kiên cố chắc chắn không khác gì so với các kiểu nhà xây dựng truyền thống.
Cấu tạo của một mô hình nhà lắp ghép
Một nhà lắp ghép bao gồm cấu tạo cơ bản sau:
- Phần khung sườn nhà lắp ghép: tạo thành từ khung thép làm từ thép sơn tĩnh điện, mạ kẽm giúp làm giảm quá trình oxy hoá, bảo vệ các đồ vật bên trong căn nhà, gia tăng tuổi thọ của nhà lắp ghép lên đến 50 năm, module toàn khối.
- Hệ thống cột, vi kèo và xà gồ: làm từ vật liệu thép CT3 và vật liệu U, hộp mạ kẽm.
- Hệ thống tường, vách ngăn, tấm che: được cấu tạo bằng loại tôn 2 mặt có độ dày tiêu chuẩn 50mm đến 100mm, chính giữa là lớp xốp hoặc lớp nhựa PU, bông thuỷ tinh có công dụng chống cháy, cách nhiệt và chống ồn tốt nhất.
- Hệ thống mái nhà: làm từ tôn lợp mái chống sét, cấu tạo 3 lớp chống nóng, cách nhiệt bằng sợi thuỷ tinh Rockwool có độ dày dao động từ 40mm đến 100mm.
- Trần phẳng nhôm sóng màu trắng sơn tĩnh điện.
- Sàn nhà: được sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ điển hình là tấm Cemboard hoặc từ gỗ nhân tạo giúp làm giảm tải được trọng lượng rất lớn cho phần móng, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm, chống thấm nước cực kì tốt.
- Hệ thống cửa ra vào: được làm từ vật liệu nhôm, kính, thép hoặc gỗ theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
- Hệ thống máng nước: lắp đặt gần khu vực tầng mái, đảm bảo cho sự thông thoát nước, không ứ đọng, gỉ nước, thấm nước vào bên trong.
- Hệ thống giằng bão: đảm bảo an toàn tuyệt đối cho căn nhà dưới mọi thời tiết xấu.
- Hệ thống điện: công tắc tắt bật đèn, đèn led, ổ cấm điện, thiết bị chống giật, hệ thống dây điện và nẹp điện
- Phụ kiện hỗ trợ khác: các bu lông, vít để liên kết dầm móng, khung thép, hệ thống điều hoà,…
Ưu điểm nổi trội của nhà lắp ghép phù hợp để xây dựng trên đất nông nghiệp
Thời gian thi công nhanh
Khi sử dụng mô hình lắp ghép này, ưu điểm đầu tiên là thời gian thi công và nghiệm thu công trình nhanh chóng. Tuỳ vào quy mô, nhu cầu xây dựng của khách hàng, thời gian thi công dao động từ 2 đến 8 tuần nhanh hơn rất nhiều so với các mô hình xây dựng khác.
Dễ dàng di chuyển
Ưu điểm nổi trội này quá phù hợp để xây dựng trên đất nông nghiệp. Trong khi những quy định khắc khe về đất nông nghiệp khi không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, là hành vi vi phạm hành chính nên đó là lý do mà các hộ dân không thể xây nhà, chỉ có thể dựng chòi lên và sống tạm bợ.
Đối với xây dựng nhà lắp ghép thì không còn cần phải lo vấn đề đó nữa, vì được kết nối với nhau bằng các hệ thống bu lông, vít nên dễ dàng tháo lắp và dễ dàng di chuyển đến vị trí khác để tái sử dụng.
Tiết kiệm chi phí
Vật liệu để lắp ráp thành tường, vách là loại vật liệu nhẹ như panel có dạng miếng ghép nên đã được tối ưu chi phí rất nhiều. Về bộ khung thép của ngôi nhà, có một vài công trình chọn dùng khung thép tái sử dụng thép cũ vẫn còn khả năng xây dựng lại tốt để tiết kiệm tối đa mức chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng căn nhà.
Với đặc tính đem lại tiết kiệm chi phí tối ưu nên nhà lắp ghép đã trở thành xu hướng xây nhà tiết kiệm nhất hiện nay. Theo thống kê, từ các yếu tố vật liệu xây dựng đơn giản, dễ thực hiện, nhân công ít nên nếu xây dựng mô hình nhà lắp ghép này sẽ tiết kiệm khoảng 30% chi phí cho mỗi m² so với mô hình nhà truyền thống.
Dễ dàng nâng cấp, mở rộng quy mô công trình
Vì đặc tính của mô hình nhà lắp ghép này là dễ dàng tháo lắp, khi cần mở rộng không cần phải tính toán kỹ lưỡng, không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận nên có thể mở rộng hoặc thu hẹp phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
Độ bền cao, chắc chắn
Đặc điểm của mô hình này là nền móng tuy đơn giản, không đào sâu như kiểu xây dựng thông thường nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc, ứng dụng được cho nhiều địa hình không bằng phẳng hay có nền bê tông.
Thân thiện với môi trường
Các vật liệu để xây dựng mô hình nhà lắp ghép được sản xuất trước theo yêu cầu của khách hàng và bản thiết kế nên không có trường hợp vật liệu thừa gây hoang phí. Vật liệu được sử dụng là các vật liệu xanh như gỗ, thép nhẹ, bê tông nhẹ, panel nên khả năng tái chế là 90%, không độc hại, bảo vệ môi trường.
Tính thẩm mỹ cao
Cấu trúc thiết kế vô cùng đa dạng, hiện đại, độc đáo, bắt mắt, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng nên đang là mô hình nhà ở được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
Thủ tục xin giấy phép làm nhà lắp ghép (nhà tạm) trên đất nông nghiệp
Tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng sẽ được chia ra hai trường hợp phải xin giấy phép hoặc không cần xin giấy phép xây dựng.
– Trường hợp nhà tạm (nhà lắp ghép) là công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, có quy hoạch chi tiết đã được Cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định xây dựng theo quy định và được phê duyệt thì miễn được thủ tục giấy phép xây dựng.
– Trường hợp xây nhà tạm (nhà lắp ghép) tự phát trên đất nông nghiệp để ở, không đúng mục đích sử dụng để phục vụ nuôi trồng, chăn nuôi, sản xuất đáp ứng cho nông nghiệp thì đây là trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng với Cơ quan chức năng có thẩm quyền ở tại nơi đó.
Các thủ tục xin giấy phép làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp:
Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Dựa vào thông tin cung cấp của bên giấy phép xây dựng TP. HCM. Trước khi chuẩn bị xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép thì cần chuẩn bị, hoàn tất các giấy tờ cơ bản sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản vẽ thiết kế có thể hiện đầy đủ các thông tin về vị trí mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt điển hình; tuyến công trình hay sơ đồ vị trí; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, mặt bằng móng công trình cụ thể.
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200.
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Lưu ý: Đối với trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
Quy trình giải quyết các thủ tục xin giấy phép làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Bước 1: Nộp các hồ sơ xin giấy cấp phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế đã chuẩn bị tại Cơ quan chức năng có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân quận theo giờ hành chính.
Bước 2: Uỷ ban nhân dân tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ.
Sau khi Uỷ ban nhân dân tiếp nhận và xem xét hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế sẽ có 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đáp ứng về mẫu văn bản, số lượng hồ sơ đầy đủ theo đúng các quy định thì sẽ được cấp biên nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày trả kết quả.
– Trường hợp 2: Nếu hồ sơ còn thiếu sót, sai mẫu hay không đúng theo quy định thì sẽ được chuyên viên tại Uỷ ban nhân dân hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa, thay đổi theo đúng quy định.
Bước 3: Chờ đợi kết quả
– Trong thời gian làm việc 7 ngày, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế được chuyển giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thẩm định và kiểm tra thực địa. Trong quá trình kiểm tra và thẩm định, nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ, còn thiếu thì sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung.
– Sau khi có kết quả đã được kiểm tra và thẩm định, quá trình thông báo về các giấy tờ cần bổ sung, điều chỉnh, thay đổi cho chủ hộ gia đình hay chủ đầu tư được thực hiện tối đa trong 5 ngày.
– Trong trường hợp sau khi đã bổ sung nhưng hồ sơ vẫn còn thiếu hay chưa hợp lệ thì trong thời gian 3 ngày, bên Phòng quản lý đô thị sẽ đưa ra thông báo về việc không cấp giấy phép xây dựng và nêu rõ lý do.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả.
Chủ hộ gia đình, chủ đầu tư căn cứ vào thời gian được nêu ở phiếu hẹn, sẽ đi đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân để đóng các khoản phí, lệ phí và nhận Giấy phép xây dựng nhà tạm (nhà lắp ghép).
Tuỳ vào từng khu vực, tỉnh, thành phố các khoảng phí, lệ phí xin cấp Giấy phép xây dựng nhà tiền – tạm chế sẽ có mức chi phí khác nhau.
Mức chi phí hiện nay ở hai tỉnh thành phố trên cả nước là:
Hà Nội: 75.000 VNĐ/ giấy phép.
Hồ Chí Minh: 50.000 VNĐ/ giấy phép.
Video của bài viết:
Các câu hỏi thường gặp về việc làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Chi phí xây dựng nhà lắp ghép giá rẻ mới nhất năm 2022?
Khảo sát thực tế các địa điểm thi công mô hình nhà lắp ghép và dựa vào giá cả thị trường xây dựng hiện nay, đưa ra đơn giá cần xây dựng và chi phí hoàn thiện của nhà lắp ghép là chắc chắn sẽ rẻ hơn so với đổ cột, dầm bê tông cốt thép. Nếu bạn lựa chọn hình thức xây nhà trọn gói tại BCD House chúng tôi, bao gồm cả phần thô và phần hoàn thiện.
– Nhà lắp ghép với diện tích 18 m2 có giá 65 triệu
– Nhà lắp ghép với diện tích 20 m2 có giá 74 triệu
– Nhà lắp ghép với diện tích 30 m2 có giá 100 triệu
– Nhà lắp ghép với diện tích 40 m2 có giá 148 triệu
– Nhà lắp ghép với diện tích 50 m2 có giá 180 triệu
Điểm hạn chế của mô hình nhà lắp ghép so với mô hình xây dựng truyền thống?
Kết cấu khung thép của nhà lắp ghép trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm đặc biệt là ở khu vực miền Nam Việt Nam sẽ bị ăn mòn theo thời gian sử dụng. Nhưng với công nghệ hiện đại, cấu trúc đặc biệt của ngôi nhà lắp ghép BCD House sản xuất là khung thép được mạ kẽm bằng sơn tĩnh điện, tích điện trái dấu giúp làm giảm quá trình oxy hoá của bề mặt kim loại, bảo vệ các đồ vật bên trong căn nhà, gia tăng tuổi thọ của nhà lắp ghép lên đến 50 năm.
Độ bền không cao: so với nhà truyền thống thì độ bền không cao bằng, đặc biệt là ở các khu vực có địa hình xấu, thời tiết không thuận lợi như nắng nóng hay mưa gió, bão lũ. Nhưng nhìn chung độ bền của căn nhà lắp ghép là khá cao, chịu được tải trọng tốt.
Nói đi cũng phải nói lại, so với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với kiểu xây nhà truyền thống thì việc làm nhà lắp ghép bằng khung thép đem lại cái lãi cho khách hàng là sự tiện lợi về mặt di chuyển, lãi nhanh chóng về thời gian thi công và lãi về chi phí đầu tư ở các hạng mục khác.
Xây nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt?
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP , khi sử dụng đất sai mục đích bằng hành vi dễ nhận thấy nhất là xây nhà trên đất không phải là đất ở, thì bị phạt tiền và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là phải tháo dở nhà ở (nếu có) vì sử dụng đất sai mục đích.
Tại Điều 92 Luật nhà ở 2014 cũng quy định rõ về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ cụ thể, trong đó có hai điều quy định như sau:
“- Nhà ở trong khu vực xây dựng cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Như vậy, khi xây nhà tạm, nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phái tháo dỡ trừ khi cần phải làm thủ tục xin cấp giấy phép làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp ở Cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đến đây phương án tối ưu nhất vẫn là xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, sau đó lựa chọn mô hình nhà ở phù hợp trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày mà vẫn không lo một ngày nào đó sẽ bị phá vỡ theo phương án quy hoạch bất ngờ của Nhà nước.
Đó là lý do làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp là một lựa chọn hàng đầu cho các chủ đầu tư, chủ hộ gia đình cá nhân đang sở hữu đất nông nghiệp mà không biết làm thế nào để xây cất, tận dụng miếng đất mình có cho hiệu quả thay vì bỏ không đất lãng phí theo thời gian.
Với đặc tính nổi trội của nhà lắp ghép, dường như nó là giải pháp hoàn toàn tối ưu để giải quyết mọi vấn đề khó khăn cho bất cứ ai đang phải sở hữu đất nông nghiệp. Đặc biệt là nhà lắp ghép có thể tháo lắp một cách nhanh chóng, di chuyển dễ dàng sang một vị trí khác khi đến lúc bắt buộc phải tháo dỡ, di dời. Đây là mô hình nhà ở thông minh, hiện đại được nhiều người ưa chuộng lựa chọn bậc nhất trên thị trường hiện tại.
Đơn vị chuyên cung cấp thi công nhà lắp ghép bậc nhất tại TP. HCM
Công ty Cổ phần BCD House là một công ty chuyên cung cấp và thi công các dòng sản phẩm nhà lắp ghép, nhà container hiện đại cao cấp, chất lượng mà vẫn đảm bảo giá cả phù hợp – một trong những cái tên hàng đầu trong thị trường thi công nhà lắp ghép hiện nay tại khu vực phía Nam TP. HCM.
Sản phẩm của chúng tôi được các đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên môn cao, tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết trong khâu kĩ thuật với các cấu kiện như dầm, cột, tấm panel… sau đó sản xuất theo từng module và sản xuất trực tiếp tại nhà máy.
Cộng theo những vật liệu chọn làm nhà của BCD House cũng vô cùng khắc khe đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm, chống gỉ sét. Tất cả là mong muốn mang đến cho khách hàng một không gian sống theo xu hướng hiện đại và độc đáo, giúp khách hàng tận hưởng và trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất.
Kết hợp với những điều này, công ty chúng tôi luôn có chính sách bán hàng bảo hành từ 10 – 20 năm trong thời gian sử dụng. Đặc biệt, đối với Quý khách hàng thân thiết luôn tin tưởng đồng hành cùng BCD House sẽ luôn hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu di dời vị trí hoặc mở rộng quy mô công trình với mức giá ưu đãi hợp lý.
Tổng kết
Vấn đề nhà ở không bao giờ là hết nóng trong khi giá cả vật liệu đang lên cao. Đặc biệt là những ai đang sở hữu đất là đất nông nghiệp lại càng trở nên khó khăn gấp đôi. Nhưng với công nghệ đổi mới và sự sáng tạo không ngừng, con người luôn cho ra đời những sản phẩm mang tính tiện nghi nhất, chất lượng nhất, làm sao để giải quyết được mọi trăn trở của khách hàng.
Điển hình là nhà lắp ghép ra đời mang đến một luồn gió mới trong lối sống hiện đại hoá ngày nay với nhiều điểm tối ưu và vượt bậc của nó, việc làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp cũng là một biện pháp tối ưu, thông minh nhất, giải quyết được mọi vấn đề đang gặp phải của Luật đất đai.
Qua bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp các giải pháp để các bạn có thể tham khảo, nắm bắt thông tin khi đang có ý định xây nhà trên đất nông nghiệp để ở. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn, đưa ra những lựa chọn phù hợp khi xây nhà cho chính mình.