Với quan niệm sống hiện đại ngày nay, bỏ qua các quan niệm lạc hậu nhà là phải xây dựng bằng gạch đá, bê tông cốt thép thật kiên cố phải sao cho “ăn chắc mặc bền”, thì ngày nay đại đa số lại ưa chuộng mô hình nhà lắp ghép thông minh đang trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực.
Không dừng lại ở đó, kiểu dáng hay vật liệu để xây dựng cũng đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Qua đây, hãy cùng nhà lắp ghép BCD House tìm hiểu hai kiểu nhà lắp ghép đang được mọi người phân vân lựa chọn làm nhà lắp ghép khung thép mái kính hay khung thép mái tôn để không chỉ đem lại tính thẩm mỹ cao mà phải bảo đảm được chất lượng cho căn nhà.
Khung thép mái kính là gì?
Khái niệm khung thép mái kính
Mái kính là loại mái dùng kính cường lực lợp nên hệ thống chính là kết cấu khung thép (thép hình) và được gia công lại với nhau một cách chắc chắn. Mục đích giúp cho che nắng, che mưa, lấy ánh sáng từ bên ngoài, đối lưu không khí, tôn nên vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình hoặc nhà ở.
Khung thép mái kính ở thị trường Việt Nam được dùng khá nhiều để làm mái như: mái sảnh, mái hiên, mái giếng trời kính cường lực…
Kết cấu của khung thép mái kính
Mái được sử dụng nguyên liệu chính là kính và khung thép, được luyện nhiệt và xử lý hoá học nên có nhiều đặc tính nổi bật. Ở các nước phát triển phương Tây, các kiểu nhà hay công trình xây dựng bằng khung thép mái kính đã phổ biến và phát triển khá từ rất lâu như Pháp, Ý nổi tiếng với các kiểu công trình đẹp mắt, quý phái.
Phần mái kính
Mái kính được sử dụng chủ yếu là kính cường lực hoặc kính dán, có thể chịu lực gấp 5 đến 6 lần các loại kính thông thường nên khó bị vỡ hoặc sứt mẻ bởi các tác động của môi trường, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Mái kính cường lực chống va đập có độ dày từ 10mm – 19mm hoặc kính dán dày 10,38mm – 12,38mm.
Phần khung thép
Khung thép được sử dụng loại thép có chất lượng cao, độ bền, độ chịu lực tốt, có tính dẻo dai chống chọi được các yếu tố xấu của môi trường, thời tiết. Điển hình là thép hình, một trong các loại thép tốt, độ tin tưởng cao được lựa chọn hàng đầu trong các công trình xây dựng đặc biệt là làm nhà lắp ghép khung thép.
Khung thép được sản xuất từ loại thép hình đặc biệt sẽ có thể chống gỉ sét, ăn mòn nhờ áp dụng công nghệ mạ kẽm, sơn tĩnh điện nên giúp cho công trình luôn kiên cố, vững chắc.
Dựa vào mỗi bản vẽ thiết kế, khung thép sẽ được đúc sẵn, sản xuất tại nhà máy sau đó di chuyển đến nơi lắp đặt để bắt đầu lắp ráp nên quy trình thi công nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.
Ưu nhược điểm của khung thép mái kính trong xây dựng
Chịu lực, chịu nóng: khung thép mái kính có khả năng chịu lực tốt, đặc biệt khi mái kính có độ dày trên 10mm rất là cứng cáp, chắc chắn. Ngoài ra có lớp chống tia UV có khả năng chống sốc nhiệt lên đến 1500ºC, giúp chống cháy, chống xước vỡ, dễ vệ sinh, đảm bảo an toàn cho căn nhà.
Độ an toàn cao: khung thép mái kính bằng kính cường lực khi có va chạm sẽ không bị vỡ vụn và rơi ra như các loại kính khác. Nó sẽ rạn nứt từ tâm điểm chạm và lan ra nên đây là một ưu điểm cộng cho sản phẩm này vì đảm bảo được sự an toàn trong quá trình sử dụng.
Cách âm, giảm nhiệt: kết hơp với vẻ đẹp, thẩm mỹ của khung thép mái kính tạo ra một không gian yên bình, thiên nhiên mà còn có khả năng cách âm tốt, giảm bớt được tiếng ồn, âm thanh bên ngoài hay giảm nhiệt độ của ánh nắng, không gây khó chịu, oi bức.
Đa dạng kiểu dáng: mái kính có nhiều thiết kế hình dạng độc đáo khác nhau như mái vòng, mái cong được lắp đặt ở nhiều tầng ban công, sảnh,… và tạo được các kiểu dáng theo ý muốn.
Giảm thiểu chi phí: Đối với các kiểu nhà được làm bằng khung thép mái kính sẽ lấy ánh sáng tốt, giảm nhiệt, tạo nên một không gian đầy đủ ánh sáng mang đến một cảm giác thoáng mát, thoải mái hơn và giúp mở rộng tầm nhìn, chiều sâu không gian của căn nhà. Khung thép mái kính giúp giảm bớt chi phí đèn điện để chiếu sáng vào ban ngày cũng như chi phí sử dụng máy điều hoà.
Nhược điểm của khung thép mái kính dễ nhìn thấy nhất đó là song song với việc lấy ánh sáng tốt sẽ gây ra một hệ quả là khiến cho ngôi nhà sẽ trở nên thừa nhiệt và thừa ánh sáng. Bên cạnh đó, để đảm bảo về độ thẩm mỹ về mỹ quan thì cần phải lau chùi vệ sinh thường xuyên của các mặt tấm kính.
Khung thép mái tôn là gì?
Khái niệm khung thép mái tôn
Nói đến mái tôn thì không còn xa lạ đối với bất cứ ai vì nó được sử dụng rất phổ biến trong công trình xây dựng. Mái tôn là một loại mái che được làm từ tôn lợp với mục đích che chắn các công trình nhà ở khỏi các yếu tố thời tiết nắng, mưa…
Khung thép mái tôn có kết cấu chính là khung thép được chế tạo và lắp đặt dựa trên các tôn lợp để tạo thành trần mái hoặc bao quanh tường tôn của một căn nhà. Làm nhà khung thép mái tôn vừa nhanh chóng và an toàn.
Kết cấu khung thép mái tôn
Phần khung thép
Hệ thống khung thép đặc biệt là trong công trình làm nhà lắp ghép khung thép, người ta thường sử dụng các loại thép hình đảm bảo độ bền, độ chịu lực cao, tạo nên một hệ khung thép vững chắc, giúp chống đỡ, chịu lực cho toàn bộ hệ thống mái tôn. Nên để đảm bảo mái tôn chắc chắn thì phần khung phải cần thi công kỹ lưỡng, cẩn thận.
Hệ thống kèo, ốc vít
Là các vỉ sắt thép có kích thước khác nhau dùng để nâng đỡ, định hình phần mái che. Ốc vít dùng để gắn tôn lợp với hệ thống khung, có khả năng chống gỉ sét, có roong cao su để tránh tình trạng bị dột khi mưa.
Tôn lợp: là phần che ở trên mái. Trong làm nhà lắp ghép khung thép thường sử dụng tôn lợp như tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn xốp…. Ngày nay đã có các loại tôn mát 3 lớp cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
Ưu nhược điểm của khung thép mái tôn trong xây dựng
Độ bền cao: độ bền phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc của nó. Kim loại sử dụng làm mái nhà thường làm bằng thép không gỉ, do đó tấm lợp tôn có độ bền vững trong mọi điều kiện nhiệt độ và khí hậu, an toàn, không giống với bê tông cốt thép rất dễ giòn và bị nứt.
Khả năng chống nhiệt, chống nóng: đối với trong xây dựng nhà lắp ghép khung thép, người ta thường sử dụng tôn lạnh, tôn xốp hay tôn chóng nóng. Nếu là vật liệu thường sẽ hấp thụ nhiệt thì tấm lợp tôn kim loại sẽ phản xạ hầu hết các tia UV trong ánh nắng mặt trời, đảm bảo cho ngôi nhà bên trong luôn mát mẻ.
Dễ dàng lắp đặt: lắp đặt tấm lợp kim loại nhanh chóng, có thể lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một công trình đã thi công.
Hiệu quả kinh tế: tấm lợp tôn có chi phí xây dựng không đắt như gỗ hay bê tông cốt thép. Thêm vào đó tấm lợp tôn sử dụng đến hơn 40 năm, tuổi thọ lâu dài kèm theo chi phí sửa chữa nếu có hư hại cũng không đáng kể so với bê tông nên tiết kiệm được nhiều chi phí.
Tái sử dụng: có thể tái sử dụng lại cho các công trình khác mà không nhất thiết phải phá bỏ như nhà bê tông cốt thép.
Trọng lượng nhẹ: Tấm tôn lợp sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với vật liệu khác, giảm được trọng tải cho kết cấu khung thép, dễ dàng vận chuyển nên việc thi công lợp mái tôn dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm của khung thép mái tôn: so với vật liệu ngói thì mái tôn cần đảm bảo sạch sẽ để giảm tối thiểu về sự ăn mòn do tác động của thời tiết khí hậu. Ngoài ra, vì đặc tính có trọng lượng nhẹ nên dễ bị tốc mái khi có gió mạnh hay bão lớn.
Ứng dụng của khung thép mái kính và khung thép mái tôn trong xây dựng
Ứng dụng của khung thép mái kính trong xây dựng
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các công trình sử dụng bằng kính tạo ra nhiều sản phẩm thông dụng, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như: sàn kính, mái kính, vách kính,…
- Trong lĩnh vực sản xuất: các công trình nhà máy, nhà xưởng, kho sản xuất khu công nghiệp,…
- Trong lĩnh vực thương mại: các trung tâm thương mại mua sắm, showroom cửa hàng trừng bày, toà nhà cao ốc, văn phòng công ty,…
- Trong lĩnh vực dịch vụ: khu du lịch nghỉ dưỡng resort, biệt thự, nhà hàng ăn uống, quán coffee…
Ứng dụng của khung thép mái tôn trong xây dựng
- Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi dọ bền cao như nhà xưởng, kho công nghiệp,…
- Trong các lĩnh vực thương mại: nhà giữ xe, các trung tâm thương mại lớn nhỏ, nhà lắp ghép
- Các công trình quy mô lớn như ký túc xá, nhà tập thể, siêu thị….
So sánh khung thép mái kính đối với các loại mái truyền thống
Về kết cấu:
– Tính thẩm mỹ cao: Có cấu tạo đẹp mắt, sang trọng, tạo nên một không gian mới hiện đại, đẳng cấp, đột phá trong công trình xây dựng.
– Lấy ánh sáng tốt: Khung thép mái kính giúp khả năng lấy ánh sáng từ bên ngoài tốt đối với các công trình có quy mô nhỏ, không gian chật hẹp, thiếu ánh sáng tự nhiên.
– Không gian mở rộng: Khung thép mái kính với phần kính trong suốt giúp gần gũi với thiên nhiên, tạo ra không gian sống hiện đại, lý tưởng, không bị ngợp, bí bách hay khó chịu.
Về độ bền cao: Khung thép mái kính được thi công từ nguyên liệu thép và kính có độ dày lớn, độ chịu lực cao, tạo nên độ vững chắc, chất lượng và an toàn. Nếu lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn và sử dụng hợp lý thì khung thép mái kính có thời hạn sử dụng lên đến 50 năm.
Giá cả: so với các loại mái truyền thống khác, kinh phí làm khung thép mai kính sẽ có giá thành vật liệu đắt hơn nhưng bù lại cho các ưu điểm nổi trội là tính thẩm mỹ rất cao và độ an toàn được bảo đảm hơn.
Yêu cầu trong thi công: quá trình gia công, vận chuyển tránh va đập, cộng với sẽ khó khăn hơn các vật liệu khác vì độ nặng của tấm kính cũng như độ nguy hiểm khi thực hiện lắp ráp. Nên khi thi công đối với loại công trình này, cần người thi công phải có tay nghề cao, kinh nghiệm, thật sự cẩn thận, kỹ lưỡng và cần có kết cấu khung chắc chắn để thích hợp làm giá đỡ, từ đó cũng đòi hỏi tốn kém chi phí hơn.
Tóm lại, nếu muốn có một không gian sống theo phong cách Tây hơn,hiện đại hơn, ngôi nhà nhìn sang trọng và mới lạ, không gian thoải mái, thân thiện với thiên nhiên thì các bạn nên lựa chọn thi công theo kiểu khung thép mái kính.
So sánh khung thép mái tôn đối với các loại mái truyền thống
Độ bền cao: so với các vật liệu khác như gỗ dễ bị ẩm móc, mọt hay bê tông cốt thép dễ bị nứt, thì lợp mái tôn vẫn luôn là đảm bảo về độ bền vững, thích ứng cao với các điều kiện thời tiết.
Độ an toàn cao: các vị trí tiếp nối được gắn chặt chẽ bằng các mối hàn, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng căn nhà.
Độ nhẹ: trọng lượng của mái tôn nhẹ hơn rất nhiều so với ngói, gỗ hay bê tông nên dễ dàng di chuyển, được xem là giải pháp tối ưu trong các công trình thi công nhà ở.
Chống nóng, chống ồn: hiện nay ra đời nhiều loại tôn nhẹ đã cải tiến với 3 lớp cách nhiệt như tôn mát, tôn chóng nóng đảm bảo nhiệt độ cho căn nhà luôn thoáng mát, không bị hầm nóng như các loại tôn thông thường vào ban ngày nhờ khả năng phản xạ các tia nắng mặt trời giúp lượng nhiệt truyền qua mái thấp. Vào ban đêm, nhiệt lượng giữ lại được toả ra nhanh hơn nên làm cho căn nhà mát nhanh hơn so với mái lợp bằng vật liệu khác.
Giá cả: so với mặt bằng chung thì chi phí khung thép mái tôn rẻ hơn các vật liệu khác nên đây là lý do chủ chốt để mọi người quyết định làm nhà khung thép mái tôn hơn so với các vật liệu khác.
Tính thẩm mỹ: về thẩm mỹ thì mái tôn không sang trọng bằng các vật liệu như kính hay ngói.
Tóm lại, khung thép mái tôn được sử dụng rất nhiều. Đặc biệt là đối với các chủ hộ gia đình hay chủ đầu tư còn gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, mái tôn thường được sử dụng nhiều trong các ngôi nhà cấp 4, nhà cao tầng đều được, những công trình cần tiết kiệm chi phí như nhà để xe, nhà vệ sinh công cộng hay các công trình lớn như nhà xưởng, nhà máy công nghiệp,…
Tổng kết
Đây là một số thông tin mà BCD House hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu nhà lắp ghép khung thép mái kính và mái tôn trong xây dựng nhà hiện nay.
Làm nhà lắp ghép khung thép bằng mái kính hay mái tôn đều có những mặt ưu và nhược điểm của mỗi loại vật liệu. Để trước khi đưa ra quyết định chọn vật liệu để lợp mái, cần cân nhắc mục đích sử dụng là gì, điều kiện hoàn cảnh nào để chọn lựa mái lợp vừa thân thiện, vừa phù hợp với mục đích sử dụng cũng như dung hoà được các yếu tố thời tiết khí hậu để đảm bảo không gian sống, sinh hoạt và làm việc một cách tốt nhất.