Sắt và thép là hai vật liệu trong xây dựng thông dụng từ trước đến nay. Trên thực tế, có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai vật liệu này là một nhưng về cấu tạo và tính năng của sắt và thép là khác nhau hoàn toàn.
Trong mô hình nhà lắp ghép đang là xu hướng hiện nay, sử dụng nhà lắp ghép khung thép hay khung sắt cũng là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Qua bài viết này, BCD House sẽ làm rõ về sự khác biệt của hai vật liệu này.
Sự khác nhau giữa sắt và thép
Khái niệm về sắt
Sắt là một yếu tố tự nhiên được tìm thấy ở các tảng đá chứa quặng sắt. Sau khi khai thác, người ta tiến hành nung chảy và tạo thành những thanh sắt nguyên chất, kết hợp máy móc để tạo nên các loại đồ vật khác nhau.
Khái niệm về thép
Thép là một hợp kim gồm nhiều thành phần. Trước tiên cần tinh luyện sắt và trộn với carbon, có thể thêm các kim loại khác để tạo ra các hợp kim khác nhau, từ đó tạo ra các loại thép có các thuộc tính khác nhau. Tuỳ vào từng loại thép sẽ tạo ra các công cụ và sản phẩm khác nhau.
Sự khác biệt về tính chất của sắt và thép
Độ mạnh
Vì thép là một loại vật liệu dày đặc hơn nên chắc chắn sẽ có độ mạnh hơn sắt. Thép nhẹ hơn sắt, nên cũng sẽ dễ uốn cong hơn.
Độ ăn mòn
Ăn mòn là quá trình của oxy hoá làm cho kim loại bị gỉ sét và chuyển màu. Thép và sắt cũng là các vật liệu dễ bị ăn mòn theo thời gian nhưng thép bền hơn sắt rất nhiều vì nó ít xốp hơn. Ngoài ra, các hợp kim thép được chế tạo đặc biệt hoặc có lớp sơn bảo vệ để phủ lên thép hoặc sắt để chống bị ăn mòn.
Độ bền
Kết cấu thép chịu được lực tốt hơn sắt. Thép xử lý nhiều nhiệt hơn từ lửa và các lực cực mạnh. Kết cấu của sắt xốp nên dễ bị nấm mốc, mục nát.
Tính bền vững
Sắt và thép đều có tính bền vững, hai vật liệu này có thể làm tan chảy và tái chế chúng tạo ra các đồ vật mới, có thể tái sử dụng nhiều lần mà vẫn không làm mất đi tính bền vững.
Tính linh hoạt
Tính linh hoạt của thép nhiều hơn so với sắt. Thép dễ dàng uốn cong và vẫn giữ nguyên hình dạng của nó. Còn sắt là nguyên chất, kết cấu quá mềm chỉ phù hợp để đúc và rèn vào các vật trang trí nhưng trong xây dựng thì không hữu ích như thép.
Chi phí
Thép được sản xuất hàng loạt và giá cả tiết kiệm chi phí hơn so với sắt. Tuỳ vào mỗi loại mà giá thép và sắt khác nhau nhưng nhìn tổng thể thì giá thép vẫn rẻ hơn sắt.
Vì sao nên sử dụng khung thép trong xây dựng nhà lắp ghép
Qua phân tích sự khác biệt giữa thép và sắt, có các cấu tạo cũng như đặc tính khác nhau, đã một phần giúp chúng ta xác định được vật liệu thép là hữu ích hơn trong xây dựng.
Các đặc tính của thép trong xây dựng
Độ bền, chịu lực cao: So với kết cấu bê tông thì thì kết cấu của thép có khả năng chịu tải một lượng áp lực từ bên ngoài tốt hơn, không giống như bê tông có khả năng chịu tải thấp sẽ dễ vỡ.
Độ bền kéo mạnh: nên thép có thể uốn thành bất kỳ hình dạng nào. Do cường độ chịu kéo cao, cho phép kết cấu hấp thụ thêm tải trọng sẽ có hữu ích trong các trường hợp động đất, mưa lũ mà so với những vật liệu quá giòn sẽ vỡ thay vì kéo dài, làm cho cấu trúc bị sập.
Tính kín: kết cấu thép có tính kín không thấm nước, không thấm khí, thường áp dụng cho các công trình bể chứa chất lỏng, cất khí mà các vật liệu khác khó thực hiện được.
Khả năng đàn hồi và tính dẻo của thép cao, gần sát với các giả thiết tính toán.
Trọng lượng nhẹ: so với các kết cấu của sắt, gỗ, đá, bê tông thì kết cấu thép là nhẹ nhất trong số các kết cấu chịu lực trong xây dựng.
Khả năng chống oxy hoá cao: so với sắt thì thép có khả năng chống sự ăn mòn của quá trình oxy hoá cao hơn trong xây dựng.
Lợi thế của thép trong việc thi công xây dựng nhà lắp ghép
Dễ lắp dựng vì các khung thép dễ lắp dựng nên thời gian thi công xây dựng sẽ nhanh hơn rất nhiều so với xây dựng bê tông.
Dễ dàng lắp ráp hoặc tháo rời: Kết cấu thép được chế tạo và sản xuất hàng loạt, có thể xây dựng ngoài công trường bởi công nghệ chế tạo chuyên nghiệp và lắp ráp tại chỗ. Kết cấu thép linh hoạt, có thể được sửa đổi, thay thế vào những phút cuối.
Có thể tái sử dụng: Thép là vật liệu có thể tái chế, tiết kiệm được chi phí xử lý vật liệu phế thải, giúp bảo vệ môi trường. Theo thống kê, hàng năm ngành thép đã tiết kiệm được một nguồn năng lượng rất lớn.
Dễ dàng di chuyển: vì kết cấu nhẹ nên thép dễ dàng di chuyển và an toàn sức khoẻ trong xây dựng.
Độ vững chắc cho công trình: So với sắt và các vât liệu khác thì không có vật liệu nào có độ bền qua độ bền của thép. Người ta thường sử dụng khung thép khoẻ và chắc chắn, phù hợp chống lại các thảm hoạ thiên tai như động đất, bão lũ và các tác động bên ngoài khác.
Tiết kiệm chi phí: Không chỉ ưu điểm vượt trội về tính năng của thép mà chi phí cũng rẻ hơn so với sắt và các vật liệu khác. Sợi carbon có cùng độ bền bằng thép nhưng giá cả thì đắt hơn nhiều so với thép, nên thép luôn là lựa chọn hàng đầu trong xây dựng.
Thách thức mọi thời tiết: Cấu tạo của thép là hợp kim được làm từ sắt và carbon nên sẽ không bị nứt, vỡ, tách, co lại hoặc phồng lên khi thời tiết nóng hoặc lạnh. Khác với nhà sử dụng vật liệu bằng khung gỗ sẽ thay đổi khí hậu co lại, nở ra, cong, vênh…
Qua đây có thể thấy được lý do vì sao nhiều công trình xây dựng trên thế giới sử dụng thép làm vật liệu chính so với sắt. Nhờ có tính bền vững, không bị nứt, xoắn hoặc mục nát, quá trình tái chế, sử dụng thân thiện với môi trường hơn hẳn, nên thép đã thay thế hoàn toàn sắt trong việc tạo ra các công trình nhà ở, toà nhà, đường sắt và nhiều các công trình khác.
Các vấn đề của thép trong xây dựng nhà lắp ghép
Bên cạnh những ưu điểm về đặc tính và lợi thế của thép trong xây dựng, thì không thể kể đến vấn đề ăn mòn theo thời gian của tất cả các vật liệu trong đó không ngoại trừ thép.
Hiện tượng gỉ sét – Oxy hoá
Tất cả mọi kim loại đều bị yếu tố ăn mòn tác động và không ngoại trừ thép. Khi thép tiếp xúc với độ ẩm của không khí theo thời gian sẽ dễ bị ăn mòn gây nên gỉ sét. Vì thế, để ngăn chặn quá trình oxy hoá, con người cùng với công nghệ mới tìm ra cách bảo vệ thép khỏi các sự ăn mòn này.
Lớp sơn phủ bảo vệ khung thép trong xây dựng
Đây là kỹ thuật thông dụng trong xây dựng để chống quá trình oxy hoá lên bề mặt kim loại người ta thường phun sơn để bảo vệ, các lớp sơn được phủ lên có tác dụng cách ly và bảo vệ bề mặt khung thép không tiếp xúc với các yếu tố môi trường nhằm hạn chế quá trình ăn mòn kim loại như nước, độ ẩm.
Công nghệ khung thép bằng sơn tĩnh điện trong xây dựng nhà lắp ghép
Mặc dù đã phun lớp sơn bao phủ, bảo vệ toàn bộ bề mặt kim loại nhưng không thể đảm bảo rằng có thể bảo vệ hoàn toàn hết cả bề mặt của khung thép trong xây dựng.
Áp dụng công nghệ mới, các nhà sản xuất khung thép xử lý chống oxy hoá bằng phương pháp sơn tĩnh điện cho khung thép trong xây dựng nhà lắp ghép. Đó là dạng vật liệu phủ lên bằng hợp chất hữu cơ dạng bột được gia nhiệt, phương pháp này giúp bột sơn có độ kết dính, bám dính trên bề mặt kim loại tốt hơn nhờ tích điện trái dấu giữa dòng điện dương (+) và dòng điện âm (-).
Từ đó giúp kim loại có một lớp bảo vệ, tạo nên độ chắc chắn, bền vững cho căn nhà, hạn chế đươc quá trình oxy hoá qua thời gian sử dụng, kéo dài thời gian tuổi thọ của nhà lắp ghép khung thép lên đến tận 50 năm. Sơn tĩnh điện còn có tác dụng giúp che giấu các khuyết điểm của sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà lắp ghép khung thép trong xây dựng hiện nay
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định đến giá nhà lắp ghép khung thép như:
Diện tích căn nhà
Giá nhà lắp ghép phụ thuộc vào yếu tố diện tích căn nhà, tức là tổng diện tích sử dụng của cả căn nhà chứ không chỉ là diện tích phẳng trên mặt đất.
Vật liệu xây dựng
Đây là yếu tố chủ chốt quyết định đến giá nhà lắp ghép vì đây là các vật liệu chính để tạo nên một căn nhà, phụ thuộc vào vật liệu tấm ốp tường, sàn nhà, vách ngăn, tôn mái nhà và các nội thất bên trong. Có nhiều thương hiệu, kiểu loại mà giá cả của từng vật liệu cũng khác nhau.
Vị trí xây dựng
Địa điểm để lăp đặt xây dựng nhà lắp ghép cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng do hệ thống giao thông di chuyển khó khăn, có thu phí trên xa lộ. Chi phí giao thông vận chuyển các vật liệu cao sẽ dẫn đến giá nhà lắp ghép cũng thay đổi theo tương ứng.
Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào từng đơn vị thi công. Theo khảo sát trung bình giá nhà lắp ghép sẽ phụ thuộc theo từng diện tích:
- Nhà lắp ghép khung thép làm nhà ở: 3.500.000 – 4.500.000 VNĐ/m²
- Nhà lắp ghép khung thép dưới 1500m²: 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/m²
- Nhà lắp ghép khung thép diện tích 3000 – 10.000m²: 1.300.000 – 1.800.000 VNĐ/m²
- Nhà lắp ghép khung thép diện tích trên 10.000m²: 1.200.000 – 1.500.000 VNĐ/m²
Ngoài ra, đơn giá còn phụ thuộc vào từng hạng mục của công trình.
Lưu ý: Đây chỉ là phần giá dùng để tham khảo. Để cần có thông tin rõ hơn hãy liên hệ trực tiếp đến các đơn vị thi công để biết các mức giá chi tiết.
Đơn vị chuyên cung cấp, thi công nhà lắp ghép khung thép uy tín tại TP. HCM
Công ty Cổ phần BCD House là một công ty chuyên cung cấp và thi công các dòng sản phẩm nhà lắp ghép, nhà container, văn phòng lắp ghép, văn phòng container hiện đại cao cấp, chất lượng mà vẫn đảm bảo giá cả phù hợp – một trong những cái tên hàng đầu trong thị trường thi công nhà lắp ghép hiện nay tại khu vực phía Nam TP. HCM
Sản phẩm của BCD House được các đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên môn cao, tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận tỉ mỉ từng chi tiết trong khâu kĩ thuật với các cấu kiện như dầm, cột, tấm panel… sau đó sản xuất theo từng module và sản xuất trực tiếp tại nhà máy.
Cộng theo những vật liệu chọn làm nhà của chúng tôi cũng vô cùng khắc khe đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm, chống gỉ. Tất cả là mong muốn mang đến cho khách hàng một không gian sống theo xu hướng hiện đại và độc đáo, giúp khách hàng tận hưởng và trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất.
Kết hợp với những điều này, chúng tôi luôn có chính sách bán hàng bảo hành từ 10 – 20 năm trong thời gian sử dụng. Đặc biệt, đối với Quý khách hàng thân thiết luôn tin tưởng đồng hành cùng văn phòng lắp ghép BCD House sẽ luôn hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu di dời vị trí hoặc mở rộng quy mô công trình với mức giá ưu đãi hợp lý.
Tổng kết
Thép là một vật liệu xây dựng quan trọng vì có các ưu điểm nổi trội về độ bền kéo, nén và chịu lực tốt, nên thép luôn là vật liệu lựa chọn hàng đầu trong xây dựng. Nhà lắp ghép khung thép cũng là một lựa chọn xây nhà phù hợp được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như nhà xưởng, kho.. Theo sự thay đổi công nghệ cũng như phá cách trong thiết kế độc đáo, nhà lắp ghép khung thép còn phổ biến hơn nữa trong ngành du lịch, thương mại, trường học, nhà ở…