Nhà thép tiền chế là gì? Đặc tính và lợi ích của nhà thép tiền chế

nha thep tien che 5 1

Nhà thép tiền chế hiện nay đang dần trở nên được ưa chuộng và rộng rãi trong xây dựng tại Việt Nam từ vài năm trở lại đây. Đối với nước ngoài đây là một loại công trình dân dụng khá phổ biến không còn xa lạ.

Hãy cùng nhà lắp ghép BCD House tìm hiểu về nhà thép tiền chế là gì? Các ưu nhược điểm cũng như lợi ích của mô hình nhà thép tiền chế được ứng dụng trong đời sống qua bài viết dưới đây.

Nhà thép tiền chế là gì?

Khái niệm về nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế (gọi tắt là nhà tiền chế hay nhà khung thép) là loại nhà được làm từ các cấu kiện bằng thép kết hợp cùng các vật liệu bao phủ khác để làm tường, vách, mái nhà,… Được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật đã chỉ định sẵn để tạo nên một căn nhà hay một công trình hoàn chỉnh.

Nhà thép tiền chế có kết cấu chủ yếu được làm bằng thép
Nhà thép tiền chế có kết cấu chủ yếu được làm bằng thép

Kết hợp cùng các bước kiểm tra và quản lý chất lượng, quá trình làm ra một sản phẩm nhà tiền chế hoàn chỉnh trải qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thiết kế, vẽ sơ đồ nhà và lên chi tiết các vật liệu xây dựng.
  • Giai đoạn 2: Gia công các cấu kiện, vật liệu dựa trên bản thiết kế.
  • Giai đoạn 3: Tiến hành lắp dựng công trình hoàn thiện và kiểm tra.

Thành phần cấu tạo của nhà thép tiền chế

Kết cấu chính: bao gồm móng là kết cấu chịu lực chính của toàn bộ hệ thống căn nhà, dầm móng, hệ khung thép chính của căn nhà. Hệ dầm, cột, kèo thường là các cấu kiện thép chữ I và các hệ khung đỡ khác.

  • Kết cấu chịu lực phương thẳng đứng: tường, cửa ra vào, cửa mái đứng,…
  • Kết cấu chịu lực phương nằm ngang: cửa mái nằm ngang,..

Kết cấu phụ: bao gồm xà gồ (xà gồ tường, xà gồ mái), giằng khung, lan can mái, tôn mái,… Các thành phần này có cấu tạo từ thép hình nguội chữ C và chữ Z hoặc các dầm bụng rỗng.

Kết cấu bao phủ và tạo hình: được lắp dựng bằng các tôn mái và tôn tường nhằm bảo vệ cho căn nhà và các nội thất bên trong căn nhà dưới tác động của yếu tố khí hậu, môi trường bên ngoài. Ngoài ra giúp tăng tính thẩm mỹ, vẻ đẹp cho căn nhà.

  • Kết cấu bao phủ thẳng đứng: tường, vách ngăn, cửa ra vào, cửa mái đứng,…
  • Kết cấu bao phủ nằm ngang: mái, cửa mái nằm ngang,…

Quy trình xây dựng, thi công nhà thép tiền chế

Quy trình thi công nhà thép tiền chế
Quy trình thi công nhà thép tiền chế

Bước 1: Trước khi có thể thi công nhà thép tiền chế thì việc đầu tiên là thiết kế bản vẽ thi công bao gồm các kết cấu khung thép, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ 3D mô phỏng và phải nêu ra được các giải pháp xây dựng tuân thủ yêu cầu về kỹ thuật.

Bước 2: Cùng với việc gia công các cấu kiện sẵn như khung kèo thép, dầm thép,… tại nhà máy thì đồng thời tiến hành xây dựng thi công phần móng tại công trường.

Bước 3: Tiến hành lắp ráp, dựng các khung thép của căn nhà.

Bước 4: Thi công các phần còn lại như lắp ráp tường, sàn, mái nhà để hoàn thiện công trình.

Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu công trình nhà thép tiền chế.

Ưu nhược điểm khi xây nhà thép tiền chế

Ưu điểm của nhà thép tiền chế

Hiệu quả kinh tế cao

So với kiểu nhà cố định truyền thống, hệ thống nhà thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà cho nên sẽ làm giảm đáng kể thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng.

Trọng lượng và kết cấu nhẹ

Nhà tiền chế được cấu tạo từ các vật liệu siêu nhẹ, giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt lên công trình nhưng vẫn đảm bảo được độ bền, kiên cố của căn nhà.

Thi công nhanh chóng

Ưu điểm của nhà thép tiền chế là các cấu kiện được chế tạo sẵn theo kích thước, hình dáng trong bản thiết kế tại nhà máy. Sau đó di chuyển đến công trường và thi công lắp ráp các cấu kiện trực tiếp tại chỗ lại với nhau, giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng nhà 1/3 so với xây nhà kiểu truyền thống.

Dễ dàng tháo lắp, nâng cấp công trình

Các cấu kiện thép được sản xuất sẵn tại nhà máy và được lắp ráp tại nơi thi công công trình bằng các hệ thống liên kết bu lông, ốc vít nên rất dễ dàng tháo lắp cũng như có nhu cầu thay đổi, nâng cấp quy mô công trình. Chỉ cần khoan sẵn lỗ, bắt bu lông với kết cấu mới là có thể kết nối, liên kết các bộ phận lại với nhau. Giúp tháo lắp một cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi.

Khả năng chống ẩm mốc

Nhà tiền chế có thiết kế và chất liệu cách nước tốt nên có khả năng chống ẩm mốc cao. Sử dụng hệ thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.

Nhược điểm của nhà thép tiền chế

Dễ bị ăn mòn

Với kết cấu chính của căn nhà là bằng khung thép nên không thể tránh khỏi quá trình oxy hoá, ăn mòn bởi các yếu tố khí hậu, môi trường bên ngoài theo thời gian sử dụng.

Khả năng chống cháy thấp

Ở nhiệt độ 500ºC – 600ºC, thép sẽ bị chuyển sang dạng dẻo, giảm độ bền và dễ bắt cháy gây huỷ hoại công trình. Dù thép không dễ cháy nhưng vẫn phải phòng ngừa các trường hợp khung thép gặp lửa ở nhiệt độ cao. Từ đó các nhà sản xuất thép hiện nay sẽ phủ thêm lớp chống cháy để để cải thiện vật liệu, đảm bảo chất lượng khi đưa vào thi công xây dựng.

Chi phí bảo dưỡng cao

Vì nhà thép tiền chế có các mặt hạn chế là dễ bị ăn mòn trong thời gian sử dụng và không có khả năng chống cháy khi gặp ở nhiệt độ cao nên để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, sẽ phải mất một khoản chi phí tương đối cao để tăng khả năng chịu nhiệt, chống gỉ, đảm bảo chất lượng của căn nhà.

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong đời sống

Các công trình kiến trúc thường ứng dụng kiểu nhà thép tiền chế như: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, công trình thương mại, nhà cao tầng, siêu thị,…

Nhà thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Nhà thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Hào hứng với những mẫu nhà tiền chế lắp ghép nhanh gọn, giá rẻ

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong công trình dân dụng

Nhà thép tiền chế hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng như nhà ở, nhà trọ, các khu dân cư tập trung,… đảm bảo đầy đủ sự tiện nghi, hiện đại của mô hình nhà tiền chế mang lại.

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong công trình thương mại

Với tính chất thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được sự tiện nghi, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng và mục tiêu kinh doanh khác nhau nên nhà tiền chế cũng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như nhà hàng, trung tâm thương mại, phòng trưng bày, showroom, siêu thị, văn phòng,…

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong công trình công cộng

Hiện nay nhà thép tiền chế được ứng dụng trong các công trình mang tính lợi ích công cộng như bệnh viện, trường học, nhà vệ sinh công cộng, trung tâm hội nghị, bảo tàng, triển lãm, nhà đợi xe khách,…

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong công trình công nghiệp

Trong công nghiệp, nhà thép tiền chế được ứng dụng rất nhiều để xây dựng nhà máy sản xuất, nhà xưởng, nhà kho chứa hàng, nhà máy lắp ráp,… Với đặc tính của nhà tiền chế là các cấu kiện được tính toán và sản xuất sẵn, nên có thể ước tính tương đối chính xác giúp tiết kiệm chi phí, thi công lắp ráp dễ dàng, nhanh chóng và tháo dỡ tiện lợi khi có nhu cầu mở rộng quy mô của công trình.

Ứng dụng của nhà thép tiền chế trong công trình nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà thép tiền chế thường được ứng dụng để xây dựng các nhà kính trồng rau sạch, đảm bảo cây trồng phát triển trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, khi hậu một cách tốt nhất. Từ đó, được các chủ trang trại nhân rộng ra mô hình nhà tiền chế trong các nhà máy hữu cơ, các trại cây trồng, trại chăn nuôi sinh trưởng,…

Cách tính các thông số cơ bản trong nhà thép tiền chế

Mỗi công trình xây dựng đều có các thông số cơ bản giúp cho việc đo đạc công trình có độ chính xác nhất. Đây là các thông số cơ bản trong nhà thép tiền chế:

– Chiều rộng và chiều dài nhà: được tính từ mép ngoài tường đến mép tường.

– Chiều cao nhà: được tính từ chân cột đến diềm mái, điểm giao giữa tôn mái và tôn tường.

– Tải trọng: được tính tổng các loại trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, tải trọng sử dụng.

– Bước cột: khoảng cách giữa các cột thép với nhau, xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.

– Độ dốc của mái nhà thép tiền chế là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng nhất vì mái nhà chính là bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng của nắng, gió, mưa. Vì thế cần phải chọn tỷ lệ độ dốc của mái nhà thép tiền chế thích hợp khoảng 15% để đảm bảo nước mưa không đọng lại ở trên mái nhà.

Báo giá thi công nhà thép tiền chế giá rẻ năm 2023

Giá thi công nhà thép tiền chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
Giá thi công nhà thép tiền chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công nhà thép tiền chế

Quy mô thiết kế và kết cấu công trình nhà thép tiền chế

Thiết kế và kết cấu công trình là các yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Bởi nếu công trình có quy mô lớn, nhiều tầng thì công trình sẽ trở nên phức tạp hơn, đồng nghĩa với việc kích thước của dầm, cột và bản sàn cũng phải có khả năng chịu lực cao, đảm bảo tính chất lượng và độ bền vững lâu dài cho kết cấu của cả căn nhà thép tiền chế. Từ đó, tạo ra sự thay đổi tương ứng với chi phí xây dựng của căn nhà.

Loại vật tư xây dựng hoàn thiện nhà thép tiền chế

Trong thi công nhà thép tiền chế, hầu hết sử dụng vật liệu chính là khung thép để xây dựng nên chi phí của phần thô và kết cấu cho công trình sẽ ít hơn so với giá hoàn thiện vật tư.

Vì vậy, tuỳ vào từng loại vật tư hoàn thiện mà chất lượng cũng như chi phí xây dựng sẽ không giống nhau, phụ thuộc vào việc lựa chọn vật tư xây dựng cũng như chất lượng của sản phẩm.

Địa điểm xây dựng nhà thép tiền chế

Các vấn đề như địa điểm xây dựng, đường giao thông qua lại cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí xây dựng nhà tiền chế. Nếu vị trí thi công không thuận lợi, giao thông vận chuyển vật liệu đến nơi xây dựng khó khăn sẽ làm kéo dài thời gian thi công, giám sát, chi phí vận chuyển vật tư,…

Giá thi công nhà thép tiền chế hiện nay

Nỗi quan tâm lớn nhất của bất kỳ ai đang có ý định xây nhà đó chính là chi phí xây dựng của một căn nhà là bao nhiêu, hình thức xây dựng ra sao. Theo khảo sát, mức giá xây dựng, thi công nhà thép tiền chế trên thị trường ở mức 1.600.000VNĐ/m² – 2.400.000VNĐ/m².

Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế = đơn giá x kg

Chi phí xây nhà tiền chế dân dụng từ 3.000.000đ/m² – 3.5000.000đ/m².

Chi phí xây nhà xưởng tiền chế từ 1.300.000đ/m² – 1.500.000đ/m².

Mức giá nêu trên chỉ là mức giá tham khảo. Mức giá thực tế có thể dao động tăng hoặc giảm còn tuỳ thuộc vào biến động thị trường hiện tại, loại vật tư và địa điểm thi công, diện tích , quy mô của mỗi công trình.

Do đó, trước khi tiến hành thi công nhà thép tiền chế cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng, có bản vẽ thiết kế và đưa ra bảng chi phí dự trù. Nếu không cân đối chi phí, có thể sẽ bị hao tổn ngân sách rất nhiều nên bạn cần bàn bạc cẩn thận với đơn vị thi công nhà thép tiền chế để đưa ra cách thực hiện tối ưu hoá chi phí nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng hoàn thiện cho công trình.

Tổng kết

Với các ưu điểm nổi bật, nhà thép tiền chế dần được tin dùng và thay thế cho nhà truyền thống bê tông cốt thép trong nhiều lĩnh vực hiện nay như trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,… Bên cạnh đó, nhà tiền chế cũng có một số mặt hạn chế về khả năng chống ăn mòn và chống cháy nên bạn cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng mục đích sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *