Sơn tĩnh điện là gì? Lợi ích tuyệt vời của sơn tĩnh điện trong cuộc sống hiện nay

Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong đời sống

Ngày nay sẽ không mấy khó khăn để bắt gặp nhiều loại sản phẩm vừa chất lượng, có độ thẩm mỹ cao từ thiết kế đường nét đến độ bóng, mịn màng của chất liệu sơn cho các sản phẩm đó. Các thành phẩm hoàn thiện như này đều là nhờ áp dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện, một loại công nghệ khá gần gũi nhưng không phải ai cũng biết hoặc quan tâm.

Hãy cùng nhà lắp ghép BCD House đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao nên tìm hiểu về sơn tĩnh điện là gì? Có khác gì so với loại sơn thông thường? Và các ứng dụng tuyệt vời từ công nghệ sơn tĩnh điện mang đến cho cuộc sống xung quanh một cách hiệu quả như thế nào?

Khái niệm về sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện (Power Coating) hay được gọi là sơn khô (Electrostatic Painting) được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Theo đó, sơn tĩnh điện là một lớp chất dẻo dạng bột được phủ lên trên bề mặt các nguyên vật liệu cần được che phủ và được tích điện dương (+) lên bề mặt kim loại được tích điện âm (-) tạo ra tích điện trái dấu âm dương giữa bột sơn và vật sơn, giúp cho lớp sơn tĩnh điện tạo sự liên kết bền chặt với bề mặt kim loại, làm hạn chế việc ăn mòn của quá trình oxy hoá do tác động của môi trường bên ngoài.

Bột sơn tĩnh điện
Bột sơn tĩnh điện

Có 2 loại chất dẻo trong sơn tĩnh điện là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn

  • Nhựa nhiệt dẻo hình thành lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử.
  • Nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo nên một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt tốt và không bị tan chảy.

Sơn tĩnh điện chỉ sử dụng cho sản phẩm có bề mặt kim loại như thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, kẽm, đồng thau.

Các loại sơn tĩnh điện

Theo tính chất, sơn tĩnh điện có 2 loại trên thị trường hiện nay:

  • Sơn tĩnh điện khô (dạng bột): sử dụng bột sơn phun trực tiếp không pha, dùng để làm sơn cho sắt, thép, inox, nhôm…
  • Sơn tĩnh điện ướt: pha bột sơn với dung môi hoặc nước, dùng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa hoặc gỗ.

Do công nghệ sơn tĩnh điện ướt gây ảnh hưởng đến môi trường, cho ra thành phẩm có màu sắc không đạt yêu cầu nên sơn tĩnh điện khô (dạng bột) được sử dụng phổ biến hơn bởi độ hiệu quả che phủ cao và tiết kiệm hơn.

Theo chức năng, sơn tĩnh điện có 5 loại:

  • Bột sơn Polyeste: có khả năng chịu được nhiệt độ ánh nắng mặt trời, độ bền cao và được sử dụng rộng rãi nhất.
  • Bột sơn Acrylic: dùng trong lớp sơn trong, giúp tạo độ mịn cho bề mặt và có khả năng phản ứng lại với hoá chất.
  • Bột sơn Epoxy: dùng để chống va đập, bám dính, bào mòn.
  • Bột sơn Fluoropolymer: dùng để sơn ngoài trời.
  • Bột sơn Epoxy Polyester: dùng trên bề mặt của nhiều vật liệu.

Thành phần của bột sơn trong công nghệ sơn tĩnh điện

Bao gồm hợp chất Polymer hữu cơ, bột màu, curatives, chất làm đều màu và một số chất phụ gia khác. Các thành phần này sẽ được trộn lại và làm nóng chảy tạo thành hỗn hợp. Sau đó hỗn hợp được làm nguội và nghiền thành bột mịn. Bột mịn đó được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Có 4 loại bột sơn tĩnh điện thông dụng nhất là: Bóng (Gloss), Cát (Texture), Mờ (Matt), Nhăn (Wrinkle) sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.

Quy chế hoạt động của bột sơn tĩnh điện khi phun lên bề mặt kim loại

Thiết bị sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện là súng phun sơn. Người ta sẽ dùng một loại súng phun sơn để phủ lớp sơn lên trên bề mặt vật liệu. Khi bột sơn đi qua súng sẽ đươc đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun. Lớp sơn sẽ được di chuyển theo điện trường để chảy và từ từ phủ lên bề mặt vật liệu đã tích điện âm (-), tạo thành lớp bề mặt có độ liên kết cao nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích trái dấu.

Quy chế hoạt động của bột sơn tĩnh điện
Quy chế hoạt động của bột sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện dùng súng phun sơn sẽ giúp cho phần bột được bám đều quanh bề mặt vật liệu, ngay cả các bề mặt bị khuất mà các sơn thông thường bằng tay không thể phủ đến được.

Quy trình phun sơn tĩnh điện lên bề mặt vật liệu cần sơn

Bước 1: Làm sạch bề mặt vật sơn

Xử lý bề mặt vật sơn trước khi phun sơn tĩnh điện
Xử lý bề mặt vật sơn trước khi phun sơn tĩnh điện

Các vật sơn phải tẩy rửa, tẩy gỉ, rửa nước và rửa nước chảy tràn, xử lý bề mặt (đảm bảo loại bỏ đi dầu, không còn gỉ sét thường xuất hiện trên sản phẩm mới hoặc các tạp chất, lớp sơn cũ của sản phẩm tái sử dụng lại) trước khi được đưa vào lò sơn. Giúp sản phẩm có độ bám dính tốt và lên màu đẹp hơn. Đây là một trong các bước quan trọng quyết định một sản phẩm có đạt được độ tiêu chuẩn hay không.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm

Sau khi xử lý bề mặt xong thì sản phẩm được đưa vào lò sấy khô trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện. Sản phẩm được đưa vào lò sấy thông qua hệ thống băng chuyền và được sây khô với nhiệt độ tối đa 120ºC từ 10 đến 15 phút.

Sau khi sấy khô sẽ đặt sản phẩm ở nơi khô thoáng, không bụi bẩn và dính nước.

Bước 3: Tiến hành phun sơn

Quá trình phun sơn được thực hiện trong buồng phun sơn để sơn không bị bắn ra bên ngoài cũng như có thể thu hồi lượng sơn dư ra để tái sử dụng cho lần sau. Buồng phun sơn có 2 loại là loại 1 súng (buồng đơn) và loại 2 súng (buồng đôi). Có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc chế độ phun sơn xa gần theo hình dáng vật sơn thông qua hiệu ứng tĩnh trong khi sơn của bộ điều khiển trên súng.

Tiến hành phun sơn tĩnh điện vào vật sơn
Tiến hành phun sơn tĩnh điện vào vật sơn

Trong quá trình phun sơn tĩnh điện, sẽ xảy ra các hiện tượng:

  • Bột sơn mang điện tích dương (+) được phun ra ngay đầu kim súng bắn sơn sẽ bám chặt vào bề mặt vật liệu, hạn chế việc bay sơn ra ngoài nhiều
  • Nếu phun sơn quá dày ở một vị trí, mật độ điện tích dương sẽ tạo lực đẩy, ngăn không cho bột sơn tập trung quá nhiều, giúp lớp sơn sẽ được phủ đồng đều tạo nên độ láng mịn, bóng cho sản phẩm, tiết kiệm được chi phí.

Bước 4: Gia nhiệt sản phẩm

Sau khi sơn, vật sơn sẽ đưa vào buồng sấy. Tuỳ theo từng thông số kỹ thuật của mỗi loại bột sơn mà để chế độ sấy thích hợp. Ở bước sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc và phủ đều lên trên bề mặt hơn so với loại sơn thông thường. Bước này sẽ hạn chế di chuyển sản phẩm vì có thể sẽ làm mất độ liên kết của bột sơn và vật sơn.

Vật sơn được đưa vào buồng sấy sau khi phun sơn tĩnh điện
Vật sơn được đưa vào buồng sấy sau khi phun sơn tĩnh điện

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm sơn

Ở bước cuối khi sơn thường sử dụng các màu sắc được khách hàng yêu cầu để hoàn thiện. Có thể sử dụng vân giả gỗ để tạo nét đẹp độc đáo cho sản phẩm. Cuối cùng, sẽ được sơn 1 lớp tĩnh điện nhẹ để tạo độ bóng, tăng khả năng chống trầy xước.

Bước 6: Kiểm tra lại thành phẩm

Sau khi kết thúc quy trình sơn, sẽ kiểm tra lại sản phẩm sau khi sơn và sau đó đóng gói, vận chuyển.

Kiểm tra lại chất lượng lớp sơn của sản phẩm
Kiểm tra lại chất lượng lớp sơn của sản phẩm

Dựa vào các khâu xử lý bề mặt tốt, sơn phun liên kết chắc vào bề mặt của vật kim loại nên sau khi sơn tĩnh điện sản phẩm kim loại sẽ có khả năng chống ăn mòn cao.

Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện so với các loại sơn thông thường

Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện
Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Lợi ích về kinh tế: sơn hầu như được sử dụng triệt để hoặc nếu dư có thể thu hồi và tái sử dụng lại, đem lại lợi ích về mặt kinh tế. Không cần sơn lót, có thể làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn một cách dễ dàng hay phun sơn không đạt yêu cầu.

Độ bền cao: công nghệ sơn tĩnh điện khi đóng rắn tạo thành lớp bảo vệ cứng hơn nhiều so với các loại sơn khác, bảo vệ bề mặt các kim loại không bị ăn mòn bởi các hoá chất hay sự ăn mòn do các yếu tố tác động bên ngoài. Từ đó làm tăng tuổi thọ của sản phẩm có sơn tĩnh điện lên cao.

Dễ dàng sử dụng: quy trình sơn được thực hiện tự động hoá dựa vào súng phun sơn tự động, vệ sinh dễ dàng khi bột sơn bám lên người mà không cần dùng bất cứ dung môi nào như đối với loại sơn thông thường.

Đa dạng về màu sắc: bột sơn tĩnh điện có màu sắc đa dạng như sơn bóng, nhũ bạc,…nên các sản phẩm sơn tĩnh điện có độ thẩm mỹ cao, ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực cần đến chất lượng và sự tinh tế của sản phẩm như đồ trang trí nội thất, mặt hàng dân dụng, giáo dục….

Thân thiện môi trường: vì không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sơn tĩnh điện sẽ không ảnh hưởng gây hại đến môi trường so với các loại sơn khác đều có chứa các thành phần làm suy thoái tầng ozon và phải có quy trình xử lý chất thải một cách hợp lý để bảo vệ môi trường.

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

– Sơn tĩnh điện thực chất tuy đa dạng về màu sắc nhưng nếu không sản xuất với một số lượng lớn thì không thể đặt được loại sơn pha màu theo đúng như yêu cầu.

– Sơn tĩnh điện chỉ sơn được trên các bề mặt có dẫn điện, các vật liệu có khả năng chịu nhiệt ở nhiệt độ 150ºC mà không bị biến dạng sản phẩm.

– Trước khi sơn tĩnh điện, bề mặt các vật liệu phải có độ nhẵn phẳng.

– Chi phí cao nếu sản xuất số lượng nhỏ cũng như đầu tư dây chuyền sơn tĩnh điện (buồng hấp, lò sấy khô, buồng phun sơn, súng phun sơn, bộ nguồn nén khí, máy tách ẩm khí nén, tạo nguồn điện lớn để tạo điện áp cao cho súng phun,…) tốn kém nhiều chi phí ban đầu.

– Chi phí nhân công, đào tạo nhân công vì đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như nắm rõ quy trình thi công để có thể vận hành được trong hệ thống.

Tại sao nên sử dụng sản phẩm sơn tĩnh điện hơn so với các loại sơn thông thường?

Phân biệt sơn tĩnh điện so với loại sơn thông thường

Chúng ta có thể phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn.

Sự khác nhau giữa sơn thông thường và sơn tĩnh điện
Sự khác nhau giữa sơn thông thường và sơn tĩnh điện

– So với công nghệ sơn thường thì công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, có độ bóng cao do có kết cấu bám dính, liên kết tốt hơn. Khi nhìn vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn mịn không có lợn cợn, không bị cộm tay, giúp nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.

– Đối với lớp sơn thông thường sẽ không đồng đều, màu sơn không bóng đẹp, khi nhìn hoặc chạm tay sẽ cảm thấy sần.

Nét nổi trội ưu thế của công nghệ sơn tĩnh điện so với sơn thông thường

So với loại sơn thông thường sử dụng công nghệ đơn giản từ trước đến nay, thì sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến hơn rất nhiều:

Độ liên kết, bám dính chắc chắn giữa lớp sơn và bề mặt vật liệu nên sẽ có độ bóng hơn, giữ cho lớp sơn không bị bong tróc sau một thời gian dài sử dụng tốt hơn so với loại sơn thông thường. Giúp dễ dàng vệ sinh lau chùi sạch sẽ mà không sợ bị bong tróc, gây hư hỏng.

Tuổi thọ của sản phẩm tăng cao: Khả năng chống ăn mòn của các yếu tố môi trường bên ngoài cao hơn nhờ công nghệ tích điện trái dấu của sơn tĩnh điện giúp bảo vệ an toàn cho bề mặt vật liệu, làm tăng độ bền, tăng tuổi thọ của sản phẩm lên cao.

Sản phẩm đẹp, bắt mắt: bền màu, bề mặt đẹp, cao cấp hơn so với loại sơn thông thường mang lại vẻ đẹp, sự tinh tế cho sản phẩm. Màu sắc đa dạng, ứng dụng hữu ích tạo nên các đồ vật đặc sắc trong thiết bị dân dụng hay đồ nội thất để trang trí nhà cửa.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: đối với sản phẩm có bề mặt khuất, khó sơn thì sơn tĩnh điện sẽ dễ dàng thi công hơn nhờ có súng phun sơn giúp phát tán sơn trải đều lên toàn bộ bề mặt ngay cả góc khuất mà các loại sơn thường bằng tay khó sơn được và hay bỏ sót. Từ đó, sơn tĩnh điện giúp sản phẩm đảm bảo về độ chắc chắn của chất lượng sản phẩm.

Đem lại sự an tâm, thoải mái khi sử dụng: sơn tĩnh điện dạng bột không pha các loại dung môi hay hợp chất hữu cơ khác nên không gây hại đối với môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ứng dụng của công nghệ sơn tĩnh điện trong đời sống

Với các đặc tính của công nghệ sơn tĩnh điện thì chỉ thích hợp sử dụng cho bề mặt kim loại. Nên ứng dụng của sơn tĩnh điện này thường dùng cho các máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, đồ gia dụng, đồ nội thất nhà ở, văn phòng,…

Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong đời sống
Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong đời sống

– Ứng dụng cao trong ngành cửa kính nhôm. Sơn tĩnh điện có ưu điểm bền màu, khả năng chịu được dưới các yếu tố thời tiết nên giữ được tính thẩm mỹ cao cho công trình.

– Ứng dụng trong công nghệ xe ô tô, xe máy như các bộ phận khung xe, tay nắm cửa, nắp capo,…

– Giàn giáo, máng cáp điện, tủ điện sơn tĩnh điện.

– Ứng dụng trong thiết bị gia dụng, trang trí đồ nội thất trong nhà: máy điều hoà, máy sấy, lò vi sóng, mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, kệ, tủ, chân bàn, khung ghế xếp, khung võng,…

– Ứng dụng trong đồ dân dụng nhà cửa ngoài trời: khung cửa ra vào, lan can, hàng rào, trụ cột đèn, giàn phơi, mái thép,…

– Ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí, hàng hải, hàng không, viễn thông.

– Ứng dụng trong đời sống hàng ngày: rất nhiều sản phẩm sơn tĩnh điện được ứng dụng như tủ đựng đồ bằng kim loại, xe đạp, các thiết bị tập thể dục như gậy chơi gôn, thiết bị chiếu sáng, máy tính, điện thoại,…

-Ứng dụng trong các giá sắt bằng sơn tĩnh điện trồng rau trong nhà kính đang được phổ biến hiện nay.

Giá sắt bằng sơn tĩnh điện trồng rau trong nhà kính
Giá sắt bằng sơn tĩnh điện trồng rau trong nhà kính

– Đặc biệt, công nghệ sơn điện tĩnh còn ứng dụng trong làm nhà lắp ghép bằng khung thép – một mô hình nhà ở lắp ghép thông minh đang được ưa chuộng và phủ sóng rộng rãi trong cộng đồng ngày nay.

Với việc làm nhà lắp ghép ứng dụng công nghệ khung thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện đảm bảo cho ngôi nhà lắp ghép có một bộ khung nhà vô cùng chắc chắn, tăng tuổi thọ sử dụng căn nhà với chi phí rẻ hơn nhiều so với phương pháp xây nhà theo kiểu truyền thống. Đó là một trong những lý do làm cho nhà lắp ghép hiện nay đang là “cơn sốt” của giải pháp xây dựng nhà thông minh được áp dụng ở mọi lĩnh vực trong đời sống.

Ứng dụng của công nghệ sơn tĩnh điện trong xây dựng nhà lắp ghép

Với các đặc tính nổi trội của công nghệ sơn tĩnh điện đã được nêu trên, ngày nay các đơn vị sản xuất thi công đã áp dụng công nghệ này vào lĩnh vực xây dựng nhà lắp ghép thông minh đang “làm mưa làm gió” hiện nay trên thị trường. Với sự kết đôi công nghệ mạ kẽm, sơn tĩnh điện cho khung thép chính trong thi công nhà lắp ghép đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cùng với chi phí xây dựng rẻ hơn nhiều so với kiểu xây nhà truyền thống.

Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong làm nhà lắp ghép
Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong làm nhà lắp ghép

Và chắc chắn những dòng sản phẩm nhà lắp ghép mà công ty BCD House chúng tôi mang lại cho khách hàng sẽ không thể thiếu sự xuất hiện của công nghệ sơn tĩnh điện lên các vật liệu làm bằng kim loại. Khác với kiểu xây nhà thông thường, không bê tông cốt thép, nhà lắp ghép có cấu tạo theo đặc điểm riêng của nó là kết cấu khung nhà làm bằng khung thép kiên cố, được chế tạo sẵn, sau đó sẽ di chuyển đến vị trí thi công và thực hiện lắp ráp ngay tại chỗ để tạo nên một căn nhà hay một công trình hoàn chỉnh.

Mặc dù làm nhà nhà lắp ghép khung thép không cần đổ các trụ cột bê tông cốt thép, nhưng kết cấu của một bộ khung nhà của bất cứ một loại mô hình nhà nào cũng đều đòi hỏi phải đảm bảo chắc chắn về độ chịu lực, chịu sức ép của trọng lượng công trình, vì đó là bộ phận chính vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng, độ vững chắc, an toàn của ngôi nhà đang sử dụng.

Mỗi một căn nhà lắp ghép đều có cấu tạo cơ bản là một kết cấu khung cho căn nhà. Với các sản phẩm nhà lắp ghép BCD House cung cấp là hệ thống khung nhà lắp ghép được tạo thành bởi hệ khung chịu lực chính được làm từ thép sơn tĩnh điện kết hợp mạ kẽm, giúp khung thép được bảo vệ tối ưu, có độ chắc chắn và cứng cáp cao, có thể chịu được lực tác động cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường. Đảm bảo được sự vững chắc, kiên cố, bảo vệ được các đồ vật bên trong căn nhà.

Từ đó, giúp nhà lắp ghép có khả năng thích ứng cao với các điều kiện xấu của thời tiết khí hậu như nắng nóng hay mưa to, gió lớn. Tránh các hiện tượng ăn mòn làm giảm chất lượng của căn nhà hay sụp đổ công trình vì tác động của thời tiết. Tăng chất lượng về độ bền, thời gian sử dụng căn nhà lắp ghép đến hơn 50 năm cũng như đem đến sự an tâm, thoải mái khi sử dụng.

Các câu hỏi thường gặp về công nghệ sơn tĩnh điện

Thép mạ kẽm có sơn tĩnh điện được không?

Như chúng ta cũng biết thép mạ kẽm là loại thép có khả năng chống gỉ sét và quá trình oxy hoá nhờ vào lớp mạ phủ kẽm bên ngoài nên rất được ưa chuộng và ứng dụng đa dạng trong các công trình khác nhau.

Nhờ có lớp mạ kẽm bên ngoài nên phần lõi thép bên trong luôn được bảo vệ tạo nên độ bền rất cao. Tuy nhiên, loại thép mạ kẽm chỉ có một màu sắc là màu kẽm, trong khi có nhiều công trình có nhu cầu thay đổi màu sắc để tạo vẻ thẩm mỹ bên ngoài, nên muốn đổi màu sơn cho thép mạ kẽm bằng cách sơn phủ tĩnh điện là hoàn toàn có thể.

Thép sơn tĩnh điện có bền không?

Như đã nêu ra hết các ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện ở trên thì chắc chắn rằng thép sơn tĩnh điện sẽ có độ bền, chất lượng, tuổi thọ sử dụng cũng sẽ cao hơn nhiều so với các loại sơn thông thường

Lớp sơn tĩnh điện có tác dụng bám chắc vào bề mặt kim loại, tạo nên một lớp phủ bên ngoài bảo vệ kim loại khỏi khả năng ăn mòn một cách hiệu quả. Ngoài ra, làm cho sản phẩm có độ bóng mịn nhờ công nghệ phun sơn tự động nên sẽ đạt độ đồng đều khi sơn cao hơn so với sơn tay thủ công truyền thống, làm cho lớp sơn khó có khả năng bong tróc.

Sơn tĩnh điện có độc hại không?

– Đối với thợ sơn tĩnh điện thì là có độc hại. Vì thành phần cấu tạo trong bột sơn bao gồm bột màu, hạt nhựa và chất phụ gia khác. Chúng được nghiền nhỏ thành các hạt siêu bụi, siêu mịn nên nếu tiếp xúc làm việc một thời gian dài khó tránh khỏi trường hợp hít phải những hạt bụi này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường sơn tĩnh điện thì cần phải có các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang kháng khuẩn hoặc than hoặc tính để tránh hít phải các khí bụi từ sơn, kết hợp sử dụng các dụng cụ lao động bảo hộ như mũ, kính chắn, găng tay, áo,…

– Đối với người sử dụng: các thành phẩm bằng sơn tĩnh điện hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ con người. Vì đây là các sản phẩm đã được phun sơn và hoàn thiện ở tất cả các bước như sấy khô ở nhiệt độ cao nên bột sơn là một chất rắn, không dễ bay hơi trong không khí, có liên kết bám dính chắc chắn vào vật liệu. Vậy nên các sản phẩm bàn, ghế, tủ, kệ có sơn tĩnh điện là vô cùng an toàn, có thể thoải mái, yên tâm sử dụng mà không gây độc hại đến sức khoẻ.

Sơn tĩnh điện có tác dụng gì?

Tác dụng chính của sơn tĩnh điện là một lớp bao phủ bảo vệ bề mặt bên ngoài của vật liệu. Giúp ngăn cản không khí và độ ẩm tiếp xúc đến bề mặt kim loại nhằm ngăn chặn ăn mòn và quá trình oxy hoá, giúp bảo vệ kim loại, nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm lên cao.

Ngoài ra, bột sơn tĩnh điện có đa dạng về màu sắc như xám, ghi, đen, đỏ, nhũ,…làm tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm, áp dụng được cho nhiều mục đích, nhu cầu sử dụng như trang trí, đồ nội thất cho nhà cửa,…

Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?

Các sản phẩm sơn tĩnh điện đều có thể sơn lại được bình thường. Tuy nhiên so với chất lượng ban đầu, thì các sản phẩm được sơn lại sẽ có độ bóng giảm đi một chút so với lúc đầu. Nên cần xem xét các vấn đề cần sữa chữa để cho ra sản phẩm hoàn thiện hơn.

Sơn tĩnh điện có cách điện không?

Còn tuỳ thuộc vào sơn phủ trên chất liệu nào và dòng điện là bao nhiêu. Với từng chất liệu như sắt, thép, nhôm thì tạo ra sự khác nhau về mặt cách điện. Còn đối với dòng điện dưới 12V thì bạn có thể yên tâm nhưng với dòng điện cao 120KV thì không thể cách điện được.

Báo giá sơn tĩnh điện có giá là bao nhiêu?

Giá các loại sơn tĩnh điện thường được tính theo kg và m². Tuỳ vào mỗi loại sơn, màu sơn, vật liệu sơn (sắt, thép, nhôm,…) với từng loại sản phẩm có kích cỡ, khối lượng nặng nhẹ khác nhau sẽ có cách tính giá khác nhau. Bảng giá sơn tĩnh điện cũng sẽ thay đổi theo biến động của thị trường nhưng nhìn chung là vẫn rẻ so với thời hạn sử dụng cũng như độ bền của nó đem lại.

Giá sơn tĩnh điện trên thị trường dao động từ 120.000 – 200.000VNĐ/m² hoặc 10.000 – 15.000 VNĐ/kg. Lưu ý: Đây chỉ là mức giá tham khảo, giá hiện tại có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá tham khảo.

Tổng kết

Công nghệ sơn tĩnh điện là một công nghệ hiện đại ngày nay với áp dụng được rất nhiều trong mọi lĩnh vực đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với trong thi công làm nhà lắp ghép, sơn tĩnh điện được áp dụng vào kết cấu hệ thống khung thép của căn nhà giúp tạo nên độ vững chắc, chống ăn mòn, đảm bảo chất lượng của cả công trình. Mang đến sự yên tâm khi chọn sử dụng nhà lắp ghép thông minh nói riêng và trong các sản phẩm khác của sơn tĩnh điện nói chung.

Tham khảo thêm:

Ứng dụng phương pháp mạ kẽm, sơn tĩnh điện vào trong thi công nhà lắp ghép giá rẻ

5/5 - (1 bình chọn)

One thought on “Sơn tĩnh điện là gì? Lợi ích tuyệt vời của sơn tĩnh điện trong cuộc sống hiện nay

  1. Pingback: Nhà lắp ghép 140 triệu - Giải pháp xây nhà tiết kiệm 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *