Đất trồng cây lâu năm là một trong các loại đất phổ biến của Nhà nước và được sử dụng với mục đích theo đúng quy định của Luật Đất đai. Nhiều trường hợp tự ý xây nhà trên đất trồng cây lâu năm là vi phạm hành chính về quyền sử dụng đất đai, trái với mục đích sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
Nhà lắp ghép BCD House sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề đất trồng cây lâu năm là gì? Điều kiện, làm cách nào để có thể xây nhà tạm, nhà ở trên đất trồng cây lâu năm qua bài viết dưới đây.
Thế nào là đất trồng cây lâu năm?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Là diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm khác kể cả trong và ngoài khu dân cư, có thời gian sinh trưởng trên 1 năm mới được thu hoạch sản phẩm và đất vườn ươm cây giống nông nghiệp lâu năm.
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng 1 lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT gồm:
– Cây công nghiệp lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…;
– Cây ăn quả lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi cảm, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…;
– Cây dược liệu lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,…;
– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).
Nguyên tắc thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm với hộ gia đình, cá nhân
Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm được chia ra làm 2 trường hợp
Trường hợp sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm
Theo Khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2013 với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm như sau:
– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.
– Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 5 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình hay cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định.
Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức theo quy định thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Trường hợp sử dụng đất trồng cây lâu năm không quá 50 năm
Theo Khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
Vậy đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn sử dụng không quá 50 năm và được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nếu có nhu cầu.
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tạm, nhà ở không?
Theo cách phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp trong đó có đất trồng cây lâu năm được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản,… Nhóm đất phi nông nghiệp được sử dụng làm đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơ sở tôn giáo, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,…
Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất thì người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích đã nêu rõ trong giấy chứng nhận. Do đó, đất đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm thì chỉ được sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm.
Trường hợp nếu muốn xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm thì phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp) sang đất thổ cư (đất phi nông nghiệp) hoặc cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất hoặc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mà tự ý xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm là vi phạm hành chính, trái quy định của Pháp luật.
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm sẽ bị xử phạt theo quy định Pháp luật
Hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 héc ta;
- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.
Nếu cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình bằng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Các giải pháp xây nhà ở, nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm
Thủ tục làm đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Biên bản xác minh thực địa.
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
– Văn bản thẩm định nhu cầu, điều kiện sử dụng đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Xuất trình thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân nếu có yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bộ hồ sơ được nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất để xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ
– Tại đây hồ sơ sẽ được tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ theo quy định chưa, nếu hồ sơ vẫn còn thiếu thì sẽ được hướng dẫn để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải thông báo và hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ bằng văn bản trong thời hạn quy định và chỉ thực hiện không quá 1 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 4: Xử lý và giải quyết yêu cầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật. Trình lên Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và trả kết quả
Chủ hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào thời gian được ghi trên phiếu hẹn để đi đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để đóng các khoản phí, lệ phí và nhận Giấy chứng nhận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Pháp luật)
Riêng đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian giải quyết là không quá 25 ngày.
Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP
“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
…”
Tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng, mục đích sử dụng và giá đất tính theo Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất quy định.
Theo đó, tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở được tính theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp.
Xây nhà ở, nhà tạm bằng mô hình nhà lắp ghép thông minh trên đất trồng cây lâu năm
Nhà lắp ghép thông minh là gì?
Nhà lắp ghép thông minh hay còn gọi là nhà bằng vật liệu nhẹ đang là cái tên được quan tâm, tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian trở lại đây. Bởi bản thân cấu tạo của nhà lắp ghép luôn mang đến các giá trị nổi trội, sự tiện nghi, kiểu dáng của ngôi nhà cũng hiện đại, tính thẩm mỹ cao hơn hẳn các kiểu mô hình nhà thông thường khác.
Nhà lắp ghép thông minh được cấu tạo nên bằng những vật liệu nhẹ như các tấm panel, module, bê tông nhẹ, tôn xốp,… Được lắp ráp lại với nhau dựa trên các khung thép sơn tĩnh điện vững chắc được sản xuất sẵn tại nhà máy sau đó được đi chuyển đến nơi thi công và xây lắp tại chỗ một cách nhanh chóng, tạo thành một căn nhà kiên cố chắc chắn không khác gì so với kiểu nhà truyền thống.
Lý do nên xây nhà lắp ghép thông minh trên đất trồng cây lâu năm
So với kiểu xây nhà truyền thống thì nhà lắp ghép thông minh có nhiều ưu điểm nổi trội, phù hợp để xây dựng trên đất trồng cây lâu năm
Thời gian thi công nhanh
Ưu điểm đầu tiên của nhà lắp ghép là thời gian thi công nhanh chóng. Do các cấu kiện của căn nhà đều được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau đó di chuyển đến nơi và lắp ráp tại chỗ với các thao tác đơn giản bằng hệ thống bu lông, ốc vít. Thay vì mô hình nhà truyền thống xây dựng phải mất ít nhất từ 2 đến 6 tháng thì mô hình nhà lắp ghép chỉ mất từ 1 tuần đến 8 tuần (tuỳ vào quy mô công trình), thời gian xây dựng nhanh gấp đôi so với xây nhà truyền thống bằng bê tông cốt thép.
Tiết kiệm chi phí
Các loại vật liệu để lắp ráp các tường, vách ngăn, mái nhà, sàn nhà,… để tạo nên căn nhà lắp ghép là các loại vật liệu nhẹ có dạng miếng ghép nên đã được tối ưu rất nhiều về chi phí so với nhà bê tông cốt thép xây bằng vật liệu nặng có chi phí cao.
Theo thống kê, từ các yếu tố vật liệu xây dựng đơn giản, dễ thực hiện, nhân công ít nên nếu xây dựng mô hình nhà lắp ghép này sẽ tiết kiệm khoảng 30% chi phí cho mỗi m² so với mô hình nhà truyền thống. Với đặc tính này, nhà lắp ghép thông minh đã trở thành xu hướng xây nhà tiết kiệm nhất hiện nay điển hình là nhà lắp ghép giá rẻ BCD House ở khu vực miền Nam tại TP. HCM.
Độ bền cao, chắc chắn
Tuy nền móng đơn giản, không đào sâu như xây dựng thông thường nhưng vì đặc tính của bộ khung thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện nên không bị gỉ sét, mục nát, đảm bảo độ vững chắc, thích nghi được các điều kiện của thời tiết, các hoá chất môi trường.
Từ đó tạo nên một căn nhà lắp ghép chất lượng, tuổi thọ có thể lên đến 50 năm. Ngoài ra có thể ứng dụng, xây lắp được trên nhiều địa hình, vị trí không thuận lợi, không bằng phẳng hay có nền bê tông.
Dễ dàng nâng cấp, mở rộng quy mô công trình
Các cấu kiện được kết nối, liên kết với nhau bằng hệ thống bu lông, ốc vít nên việc lắp dựng hay tháo lắp đều được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhiều khi có nhu cầu cần mở rộng hay thu hẹp quy mô. Khác với xây nhà thông thường, nhà lắp ghép thông minh không cần phải tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng mà không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Dễ dàng di chuyển
Đây là ưu điểm phù hợp nhất để xây dựng trên đất trồng cây lâu năm. Đối với đất trồng cây lâu năm khác với đất thổ cư, không được phép xây dựng nhà ở trái với mục đích sử dụng đất thì vấn đề xây nhà để ở tạm thời, không cố định vẫn là một vấn đề khó khăn, gây bất lợi cho các chủ hộ gia đình, cá nhân.
Trong khi nguyên vật liệu tăng, chi phí để xây một ngôi nhà để ở không phải là nhỏ, mà còn không đảm bảo về mặt lâu dài nếu Nhà nước có dự án phải lấy lại đất. Do đó, mô hình nhà lắp ghép là vô cùng thích hợp khi có ý định xây nhà tạm để ở trên đất trồng cây lâu năm.
Với ưu điểm thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm tối ưu chi phí, có khả năng thay đổi nâng cấp mở rộng với tính năng tháo lắp đơn giản thì vấn đề đi dời công trình sang một vị trí mới để tái sử dụng là vô cùng dễ dàng trong khi xây dựng theo mô hình nhà truyền thống là không thể làm được.
Thiết kế đẹp, bắt mắt
Cấu trúc thiết kế của mô hình nhà lắp ghép vô cùng đa dạng, mang tính hiện đại, độc đáo. Có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng đươc các nhu cầu, nhiều mục đích sử dụng trong mọi lĩnh vực.
Thân thiện môi trường
Nhà lắp ghép có cấu tạo từ các vật liệu được sản xuất trước tại nhà máy dựa trên bản vẽ thiết kế đã thống nhất nên không có trường hợp vật liệu bị thừa, gây hoang phí. Các vật liệu được sử dụng đều là các vật liệu nhẹ như panel, module, bê tông nhẹ,… có khả năng tái chế là 90%, không gây độc hại, giúp bảo vệ môi trường.
Lựa chọn đơn vị cung cấp và thi công nhà lắp ghép uy tín
Để xây một nhà lắp ghép đạt chất lượng tốt, đạt được mọi nhu cầu thì khách hàng cần lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, có đội ngũ nhân viên tay nghề cao cũng như kinh nghiệm lâu năm, cung cấp được các sản phẩm vật liệu và dịch vụ về nhà lắp ghép chất lượng, đạt tiêu chuẩn về công nghệ với giá cạnh tranh tốt nhất, phù hợp với nhu cầu trên thị trường.
Nhà lắp ghép BCD House là một công ty chuyên cung cấp và thi công các dòng sản phẩm nhà lắp ghép, văn phòng lắp ghép, nhà container, văn phòng container hiện đại cao cấp, chất lượng mà vẫn đảm bảo giá cả phù hợp – một trong những cái tên hàng đầu trong thị trường thi công nhà lắp ghép hiện nay tại khu vực phía Nam TP. HCM.
Sản phẩm của chúng tôi được các đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên môn cao, tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết trong khâu kĩ thuật với các cấu kiện như dầm, cột, tấm panel… sau đó sản xuất theo từng module và sản xuất trực tiếp tại nhà máy.
Cộng theo những vật liệu chọn làm nhà của BCD House cũng vô cùng khắc khe đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm, chống gỉ sét. Tất cả là mong muốn mang đến cho khách hàng một không gian sống theo xu hướng hiện đại và độc đáo, giúp khách hàng tận hưởng và trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất.
Kết hợp với những điều này, Công ty chúng tôi luôn có chính sách bán hàng bảo hành từ 10 – 20 năm trong thời gian sử dụng. Đặc biệt, đối với Quý khách hàng thân thiết luôn tin tưởng đồng hành cùng BCD House sẽ luôn hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu di dời vị trí hoặc mở rộng quy mô công trình với mức giá ưu đãi hợp lý.
Tổng kết
Để xây nhà trên đất trồng cây lâu năm cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc xin cấp giấy phép xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm ở Cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi đất đó toạ lạc. Dù là có thể xây được nhà trên đất trồng cây lâu năm nhưng vấn đề vẫn là khó khăn nếu đất đó vẫn là đất nông nghiệp chưa được chuyển sang là đất thổ cư.
Với các ưu điểm của nhà lắp ghép so với kiểu nhà truyền thống như thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí xây dựng hiệu quả, căn nhà thiết kế hiện đại, có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo được độ bền kiên cố, chắc chắn dưới tác động của mọi yếu tố môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, đặc tính vượt trội hơn hết là khả năng dễ dàng tháo lắp cũng như có thể di chuyển được đến các vị trí khác nhau đã hầu như giải quyết được các mặt khó khăn trong vấn đề xây nhà ở trên đất trồng cây lâu năm.
Do vậy, nhà lắp ghép là một trong các giải pháp xây dựng nhà thông minh và tiết kiệm cho những ai vẫn đang sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm.