Nhà lắp ghép và nhà tiền chế – Có 5 điểm khác nhau là gì?

nha lap ghep nha tien che

Nhà lắp ghép và nhà tiền chế là các mô hình nhà dân dụng được xây dựng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có một sự thật là hầu hết tất cả mọi người ngoại trừ những ai làm trong lĩnh vực xây dựng thì đều nhầm lẫn hai loại công trình xây dựng này là một.

Thực tế là hai công trình nhà lắp ghép và nhà tiền chế là hoàn toàn khác nhau về kết cấu thép cũng như lĩnh vực ứng dụng. Hãy cũng BCD House làm rõ sự khác biệt giữa nhà tiền chế và nhà lắp ghép qua bài viết dưới đây.

Điểm giống nhau giữa nhà lắp ghép và nhà tiền chế

Hai công trình nhà lắp ghép và nhà tiền chế đều được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đa dạng với mục đích, phạm vi sử dụng khác nhau nhờ những ưu điểm nổi trội của hai mô hình nhà này.

Các cấu trúc của 2 loại mô hình nhà này có cấu tạo chính làm bằng khung thép, được sản xuất sẵn trong nhà máy dựa vào bản vẽ thiết kế, sau đó vận chuyển các cấu kiện bằng xe tải container hoặc xe chuyên dụng đến nơi cần thi công và tiến hành lắp đặt trực tiếp tại chỗ tạo nên một căn nhà hoặc một công trình hoàn chỉnh.

Vì được sản xuất sẵn tại nhà máy nên tỷ lệ lỗi trong các kết cấu là rất thấp và chúng được sản xuất trong thời gian rất ngắn. Cả hai công trình này đều có các ưu điểm, lợi thế hơn hẳn so với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống ở nhiều mặt khía cạnh nổi bật, nhất là về thời gian cũng như chi phí xây dựng.

Ngoài ra, nhà lắp ghép và nhà tiền chế thuộc kiểu nhà lắp ghép thông minh nên có đặc tính về kết cấu được sản xuất tháo rời nên giúp vận chuyển các vật liệu hay cấu kiện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khác với mô hình xây dựng nhà truyền thống bằng bê tông cốt thép được xây dựng tại chỗ với các vật liệu nặng tốn kém chi phí (như cát, đá, xi măng,…) thì chi phí sản xuất ở hai mô hình này thấp hơn rất nhiều do sử dụng đa phần là các vật liệu nhẹ (như tấm panel, module, bê tông nhẹ,…) được lắp ghép lại với nhau.

Như vậy, không chỉ tiết kiệm được chi phí xây dựng mà bạn có thể sở hữu một căn nhà trong thời gian ngắn hơn rất nhiều.

5 điểm khác nhau giữa nhà lắp ghép và nhà tiền chế

Kết cấu cột thép

Kết cấu khung thép, cột thép của nhà lắp ghép và nhà tiền chế có sự khác nhau
Kết cấu khung thép, cột thép của nhà lắp ghép và nhà tiền chế có sự khác nhau

Trong 2 mô hình nhà lắp ghép và nhà tiền chế, hệ thống cột thép và khung thép là hệ thống chủ yếu quyết định đến chất lượng của căn nhà. Đối với nhà tiền chế, hệ thống các khung, cột thép là các thép mạ kẽm truyền thống.

Còn nhà lắp ghép, các hệ thống khung, cột thép được sử dụng là thép mạ kẽm, công nghệ sơn tĩnh điện bằng súng phun sơn sẽ đảm bảo độ bền, độ vững chắc cho căn nhà hơn. Giúp thích nghi được mọi yếu tố khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, sự ăn mòn của môi trường bên ngoài.

Quy mô xây dựng

Quy mô xây dựng công trình của nhà lắp ghép và nhà tiền chế
Quy mô xây dựng công trình của nhà lắp ghép và nhà tiền chế

Đối với cấu trúc nhà tiền chế có thể xây dựng theo quy mô 2 tầng. Còn đối với nhà lắp ghép, quy mô cho phép có thể xây dựng là từ một đến ba tầng.

Vì có các cấu kiện, hệ thống khung làm bằng thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện chất lượng được sản xuất tại nhà máy theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên nhà lắp ghép sẽ đảm bảo sự tiện nghi và có nhiều phương án cho quy mô, diện tích của căn nhà theo nhu cầu hơn.

Khả năng cách nhiệt

Nhà lắp ghép sử dụng loại tôn cách nhiệt, cách âm
Nhà lắp ghép sử dụng loại tôn cách nhiệt, cách âm

Nhà lắp ghép được cấu tạo cừ các cấu kiện chính làm bằng thép sơn tĩnh điện, các vật liệu bao phủ bên ngoài là vật liệu nhẹ như tấm panel, module,… được cấu tạo 3 lớp có tính năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy tốt cho toàn bộ hệ thống của căn nhà.

Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm của nhà tiền chế là khả năng cách nhiệt kém. Do có cấu trúc toàn bộ là thép, khi gặp nhiệt độ 500ºC – 600ºC thì thép sẽ bị chuyển sang dạng dẻo, giảm độ bền và dễ bắt cháy gây huỷ hoại công trình. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình cũng như độ an toàn khi sử dụng hơn so với nhà lắp ghép.

Độ bền của công trình

Độ bền của nhà lắp ghép và nhà tiền chế có sự khác nhau
Độ bền của nhà lắp ghép và nhà tiền chế có sự khác nhau

Xét về độ bền thì mặc dù nhà tiền chế khá chắc chắn nhưng nhà lắp ghép có thể bền vững, kiên cố hơn do các cấu kiện, khung thép được áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện, tạo thành lớp vỏ bên ngoài giúp bảo vệ kim loại khỏi quá trình oxy hóa và ăn mòn của yếu tố môi trường bên ngoài theo thời gian sử dụng.

Tính ứng dụng

Sự khác nhau trong lĩnh vực ứng dụng giữa mô hình nhà lắp ghép và nhà tiền chế
Sự khác nhau trong lĩnh vực ứng dụng giữa mô hình nhà lắp ghép và nhà tiền chế

Mặc dù nhà lắp ghép và nhà tiền chế có cấu trúc rất giống nhau nhưng có sự khác biệt trong lĩnh vực ứng dụng của 2 loại mô hình nhà này. Nhà tiền chế được ưa chuộng trong các dự án xây dựng với quy mô lớn, đặc biệt cho các mục đích sử dụng riêng lẻ, các giải pháp tạm thời.

Trong khi đó, nhà lắp ghép được ưu tiên hơn cho các giải pháp lâu dài. Đối với hộ gia đình, cá nhân sẽ ưa chuộng nhà lắp ghép hơn nhà tiền chế vì ít phải bảo trì hơn về độ chắc chắn của cấu trúc nhà mang lại, có thể nâng cấp quy mô lên 3 tầng một cách dễ dàng hơn.

Nên xây nhà lắp ghép hay xây nhà tiền chế?

Nhà tiền chế có chắc không?

Nhà tiền chế khá ưa chuộng hiện nay
Nhà tiền chế khá ưa chuộng hiện nay

Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà thép tiền chế được làm bằng các cấu kiện bằng thép. Thép sử dụng trong nhà tiền chế đa số là thép mạ kẽm được sơn bằng tay, thép tái chế và hàn lại với nhau bằng máy móc hỗ trợ hoặc hệ thống bu lông, ốc vít. Khung thép được sẵn xuất tại nhà máy rồi vận chuyển đến địa điểm thi công, sau đó sẽ được lắp ráp lại theo đúng dự án thiết kế của bản vẽ.

Nhà tiền chế có kết cấu từ thép là kết cấu có thể tháo dỡ được. Tuy nhiên trong quá trình tháo dỡ sẽ gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ hư hỏng sẽ cao hơn từ 10% – 15% so với kết cấu đúc sẵn như nhà lắp ghép. Thời gian lắp ráp thi công nhà tiền chế hoàn thiện là 25 – 30 ngày, mất nhiều thời gian hơn so với nhà lắp ghép.

Nhà lắp ghép có bền không?

Nhà lắp ghép hay còn gọi là nhà vật liệu nhẹ có cấu tạo hệ thống chính được làm bằng khung, cột, kèo thép. Tất cả vật liệu của kết cấu nhà lắp ghép đều được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến nơi lắp đặt dưới dạng tháo rời. Sau khi vận chuyển các cấu kiện bằng xe cẩu chuyên dụng thì sẽ tiến hành thi công lắp ráp các bộ phận lại với nhau một cách nhanh chóng bằng hệ thống liên kết bu lông, ốc vít.

Nhà lắp ghép kiên cố và thiết kế với xu hướng hiện đại
Nhà lắp ghép kiên cố và thiết kế với xu hướng hiện đại

Tất cả hệ thống khung đỡ của nhà lắp ghép đều được sản xuất từ thép. Điểm nổi bật là thép được sử dụng trong nhà lắp ghép, như các sản phẩm từ nhà lắp ghép BCD House là thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện chất lượng cao. Ngoài ra, vì sản xuất tại nhà máy nên được quản lý, kiểm tra theo tiêu chuẩn một cách nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất của vật liệu.

Sơn tĩnh điện là công nghệ phủ bột sơn có tích điện dương (+) lên bề mặt kim loại tích điện (-). Áp dụng phương pháp tích điện trái dấu âm dương giúp bề mặt sơn bám chắc và liên kết chặc chẽ với kim loại đảm bảo cho sản phẩm có độ bền, vững chắc, kiên cố dưới các yếu tố môi trường bên ngoài, làm tăng tuổi thọ của nhà lắp ghép lên đến 50 năm.

Với cấu tạo của nhà lắp ghép giúp cho nhà lắp ghép có thời gian lắp ráp, thi công nhanh chóng so với kiểu xây nhà truyền thống. Ví dụ, một căn nhà lắp ghép 100m² được xây dựng trung bình trong 1 tuần.

Ngoài ra nhà lắp ghép là cấu trúc có thể tháo rời và khả năng lắp ráp lại một cách dễ dàng bằng hệ thống liên kết bu lông, ốc vít. Tỷ lệ hư hỏng trong quá trình tháo gỡ và lắp ráp trong nhà lắp ghép cũng là rất thấp.

Lý do nên xây nhà lắp ghép hơn so với nhà tiền chế

Thành phần cấu tạo: So với thép mạ kẽm được đưa vào sử dụng ở nhà tiền chế thì nhà lắp ghép được tạo ra từ thép mạ kẽm, áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện. Giúp cho căn nhà đạt được chất lượng cao, có độ bền tốt, kiên cố dưới ảnh hưởng khắc nghiệt của khí hậu, môi trường. Góp phần tăng tuổi thọ của căn nhà qua thời gian sử dụng.

Thời gian thi công: Việc lắp ráp, xây dựng của nhà lắp ghép nhanh hơn so với nhà tiền chế.

Thân thiện mô trường: Tỷ lệ chất thải trong nhà lắp ghép dường như là không có hoặc ít hơn so với nhà tiền chế.

Thiết kế: Trong khi nhà tiền chế bị giới hạn trong các thiết kế rất cơ bản, thì nhà lắp ghép lại trở nên dễ dàng tuỳ chỉnh với các kỹ thuật xây dựng độc đáo, hướng tới phong cách sống hiện đại, tính thẩm mỹ cao hơn. Từ đó nhà lắp ghép đáp ứng được đa dạng nhu cầu, sở thích của mỗi khách hàng.

Chi phí bảo dưỡng: với nhược điểm của nhà tiền chế về khả năng chống ăn mòn và cách nhiệt thấp nên cần đầu tư về chi phí bảo dưỡng căn nhà để nâng cấp được chất lượng, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, cấu tạo nhà lắp ghép gồm các tấm panel, module hay tôn xốp có tính năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy nên về thời gian sử dụng chỉ cần bảo dưỡng tương đối ít hơn.

Tổng kết

Nhà lắp ghép và nhà tiền chế đều tương tự nhau về mặt kết cấu chính của toàn bộ căn nhà là thép, cấu trúc đúc sẵn từ nhà máy và được lắp ráp tại nơi lắp đặt công trình. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt quan trọng giữa những căn nhà này như về chất lượng của thép được sử dụng, thời gian thi công, kiểu dáng thiết kế.

Qua bài viết này, nhà lắp ghép BCD House hy vọng bạn sẽ không còn nhầm lẫn giữa 2 kiểu nhà lắp ghép và nhà tiền chế là một. Biết rõ hơn các điểm khác biệt nổi bật giữa 2 mô hình nhà này để có kế hoạch cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với từng mục đích sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *